Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng cần nhớ

Ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến và nguy hiểm bởi triệu chứng âm thầm nhưng tiến triển nhanh, thường phát hiện ở giai đoạn muộn.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu, mặt, cổ và đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung.

Bệnh phổ biến nhưng mang tính nguy hiểm cao vì biểu hiện bệnh không rõ ràng, khiến người mắc bệnh dễ nhầm với các bệnh lý về đường hô hấp, xoang, viêm họng,... thông thường.

Dấu hiệu nhận biết

Đau họng: Biểu hiện này chứng tỏ khối u đang phát triển gây tổn thương tế bào lành và chèn ép các cơ quan. Khối u bắt đầu chèn vào hạch bạch huyết gây đau rát họng khi nuốt nước bọt. Sau vài ngày, cổ họng bắt đầu đau rát nặng hơn dẫn tới hiện tượng khản tiếng.

Ho có đờm: Biểu hiện ho trong ung thư vòm họng là ho có đờm và dai dẳng. Các loại thuốc chữa ho, cảm cúm chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời.

Ù tai: Khi bị ung thư vòm họng xâm lấn, người bệnh thường xuyên bị ù một bên, người bệnh có cảm giác trầm như tiếng ve kêu bên trong tai.

Đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn. Vì cơn đau chỉ mang tính chất thoáng qua, mức độ nhẹ nên ít làm người bệnh bận tâm đến.

Ngạt mũi: Dấu hiệu này xuất hiện dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc và kèm theo triệu chứng chảy máu mũi.

Người có các triệu chứng trên về đường hô hấp thì nên chú ý thêm các triệu chứng phân biệt. Nếu đã tự dùng thuốc điều trị các bệnh như cảm cúm, đau họng,... mà không khỏi, thời gian kéo dài 3 tuần trở nên thì nên đến cơ sở chuyên khoa để kiểm tra vòm họng ngay.

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng cần nhớ - 1

Phòng bệnh thế nào?

Ở nước ta, hầu hết bệnh nhân phát hiện ung thư vòm họng đều ở giai đoạn III và IV, gây ra nhiều khó khăn trong điều trị. Vì vậy, mỗi người nên tự chủ động phòng bệnh bằng cách: Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích. Rèn luyện sức khoẻ bằng cách tập luyện thể dục, ăn uống điều độ.

Mọi người cần hạn chế ăn đồ ăn mặn, thức ăn lên men, không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Quan trọng nhất là phải chú ý các dấu hiệu bệnh và thường xuyên kiểm tra, thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có biểu hiện bất thường.

Các dấu hiệu ung thư vòm họng rất ít có biểu hiện ở các giai đoạn đầu, vì vậy, kiểm tra thức khoẻ thường xuyên và để ý đến các dấu hiệu bệnh thông thường là cách tốt nhất để phát hiện bệnh kịp thời. Điều đó sẽ giúp bệnh được can thiệp kịp thời từ giai đoạn sớm nhất nhằm tăng khả năng điều trị bệnh thành công.

Các giai đoạn

Giai đoạn 1: Khối u chỉ nằm trên lớp tế bào trên cùng của phần cổ họng bị ảnh hưởng nên rất nhỏ. Không dễ cảm nhận được. Nếu phát hiện và điều trị ngay lập tức, tỷ lệ sống rất cao.

Giai đoạn 2: Khối u nhỏ hơn 2 cm và giới hạn ở phần cổ họng nơi nó bắt đầu phát triển. Quá trình này sẽ phát triển nhanh chóng. Phát hiện kịp thời, cơ hội phục hồi của bệnh nhân vẫn còn khá tốt nếu ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và vẫn còn trong thanh quản.

Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4 cm hoặc đã phát triển thành các cấu trúc khác trong cổ họng hoặc đã lan tràn đến các khu vực khác và gây ra thiệt hại không thể khắc phục được nếu kích thước u đã lớn. Nếu khối u vẫn còn nhỏ có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.

Giai đoạn cuối: Khối u đã lan đến môi và miệng, phá hủy các hạch bạch huyết. Khối u có thể lây lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia, mỗi hạch bạch huyết có thể có khối u lớn đến 6 cm.

Xạ trị ung thư vòm họng, bệnh nhân tan nửa hàm răng Xạ trị ung thư vòm họng, bệnh nhân tan nửa hàm răng
Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng

/ vtc.vn