Khắc phục chuyện "cấu véo" suất ăn của trẻ chỉ trông vào lương tâm của những người có trách nhiệm biết áy náy, hổ thẹn thì biết đến bao giờ?
Gần đây, thường xuyên xảy ra chuyện bữa ăn nghèo nàn của học sinh mà bất cứ ai nhìn vào suất cơm cũng thấy nghẹn lòng.
|
|
Bữa ăn trưa 4/10 của học sinh trường Tiểu học Điện Biên 2. Ảnh: T.C. (Báo Lao động) |
Suất cơm giá cao (hàng trăm ngàn/suất) nhìn cũng thảm, suất cơm giá rẻ (chỉ từ 12 đến dưới 20 ngàn đồng/suất) nhìn càng thảm hơn.
Nguyên do được không ít người trong cuộc (thầy cô giáo, đầu bếp) tiết lộ, bởi bản thân từng suất cơm đang phải “oằn mình” gánh biết bao các loại phí.
Suất giá cao gánh phí cao, suất giá rẻ gánh phí thấp nên chung quy dẫn đến chất lượng những bữa ăn bị sụt giảm nghiêm trọng.
Những đứa trẻ phải gánh trên vai rất nhiều “ông to”, “ông nhỏ”.
Để có được chân cung cấp bữa ăn cho học sinh trong trường chẳng hề đơn giản chút nào.
Trường tổ chức đấu thầu công khai, ai bỏ thầu cao sẽ trúng. Thế là, các nhà thầu ai cũng sợ bị mất chỗ nên thoải mái đưa giá cao chót vót.
Tôi đã khóc khi nhìn thấy suất ăn của con mình ở trường quốc tế Việt Úc |
Một trường học gần 2 ngàn học sinh mà giá bỏ thầu lên tới vài trăm triệu đồng/năm.
Để giữ thầu, họ còn phải o bế dàn Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên bằng phần trăm hoa hồng nức mũi.
Có nơi, để được một chân cung cấp suất ăn trong trường lại nan giải hơn nhiều.
Đầu tiên phải thông qua Phòng giáo dục, qua Quận, huyện sau đó mới đến hiệu trưởng nhà trường.
Mỗi “cửa” đi qua đều phải có “dấu ấn” lưu lại không hề nhỏ.
Vào trường, tiếp tục quản lý nhà bếp, bếp trưởng, kế toán và cuối cùng là các thầy cô giáo cùng nhân viên nhà trường.
Thầy cô, nhân viên thường được nhà thầu tặng miễn phí mỗi người một khẩu phần ăn.
Thực chất những phần đồ ăn ấy được bớt ra từ khẩu phần ăn của trò chứ nhà thầu nào lại bỏ tiền túi của họ ra để đãi?
Chưa hết, nhà thầu còn phải dành lại một khoản để khi nào có đoàn thanh kiểm tra bếp ăn mà khó tính còn có cái “qua lại” để họ bỏ qua không bắt bẻ.
Chỉ nhẩm sơ sơ, suất đồ ăn cỏn con của trẻ đã cõng biết bao “ông to”, “ông nhỏ” thế thì bảo sao còn chất lượng?
Xót xa bữa ăn bán trú đạm bạc của học sinh miền núi xứ Nghệ |
Khắc phục tình trạng này bằng cách nào?
Chẳng có cách nào hữu hiệu nhất bằng lương tâm của những người có trách nhiệm biết áy náy, hổ thẹn khi chính mình lại cấu véo vào những khẩu phần ăn nghèo nàn của những đứa trẻ.
Thế nhưng vì hoa hồng nức mũi, liệu lương tâm của ai đó có cắn rứt, có áy náy hay không? Điều này sẽ vô cùng khó.
Bởi thế, rất cần những người mang trọng trách thanh tra phải làm hết khả năng của mình bằng cách đột kích những bếp ăn một cách nhanh gọn, bất ngờ.
Phải biết nói không với những cái "phong bì"mua sự im lặng.
Cùng với đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường phải làm hết trách nhiệm, quyền hạn để bảo vệ sức khỏe cho những đứa con thân yêu của mình.
Bữa ăn bán trú của học sinh Việt ở nước ngoài |
Áp lực của nhà trường khi tổ chức bữa ăn bán trú |
Phụ huynh lo lắng về bữa ăn bán trú |