Thế giới sẽ ra sao khi ông Joe Biden nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ?

Chuyên gia cho rằng, với các vấn đề xuất phát từ nội tại nước Mỹ cho đến sự thay đổi nhanh chóng của chính trị toàn cầu, thế giới khó có sự thay đổi dưới thời Biden.

Ông Joe Biden đã được bầu là Tổng thống Mỹ thứ 46 và sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau. Những người ủng hộ và chỉ trích Joe Biden đều mong đợi chính quyền của ông sẽ mở ra những thay đổi lớn cho thế giới. Thế nhưng, học giả Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia Group và GZERO Media, cho rằng điều đó không có khả năng xảy ra.

Ông Ian Bremmer cho rằng, nhìn nhận từ trong nước Mỹ, cuộc bầu cử tháng 11 một lần nữa cho thấy Mỹ là quốc gia bị chia rẽ sâu sắc hơn bất kỳ nền dân chủ công nghiệp tiên tiến nào khác - một vấn đề đáng quan tâm đối với một quốc gia được cho là đang dẫn dắt trật tự thế giới.

Những chia rẽ của nước Mỹ là sự đối kháng giữa cánh tả với cánh hữu, giữa những người chủ trương xây dựng với số chống đối, những người lo lắng về đại dịch và số hoài nghi về dịch bệnh… Chính sự chia rẽ này đã tạo ra một tầng lớp chính trị và công chúng Mỹ ít quan tâm đến việc nước này trở thành quốc gia giữ vị trí lãnh đạo, chi phối quan hệ quốc tế thông qua sức mạnh quân sự, ảnh hưởng kinh tế.

Thế giới sẽ ra sao khi ông Joe Biden nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ? - 1
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)

Những chia rẽ chính trị này cũng tác động đến nhu cầu thương mại tự do của công chúng Mỹ, khi các nhóm đấu tranh ở Mỹ tập trung hơn vào việc đảm bảo “miếng bánh kinh tế” lớn hơn cho chính họ trước khi phát triển “miếng bánh lớn hơn” cho tất cả mọi người.

Điều đó khiến cho công chúng Mỹ không còn hứng thú với vị thế lãnh đạo toàn cầu mà Mỹ đặt ra vào nửa sau của thế kỷ 20 trên các mặt trận kinh tế hoặc an ninh. Mặc dù ông Biden là nhân vật ít gây chia rẽ hơn so với Donald Trump, song đây là những thách thức mang tính cấu trúc mà không Tổng thống Mỹ nào có thể giải quyết trong một nhiệm kỳ, thậm chí là 2 nhiệm kỳ nắm quyền tại Nhà Trắng.

Nhưng ngay cả khi chính quyền Biden tương lai nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận Mỹ trong nỗ lực tái khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ thì bản thân thế giới đã thay đổi rất nhiều từ cuối thế kỷ 20.

Liên minh châu Âu (EU) vẫn chia rẽ nội bộ trong vấn đề Brexit, sự khác biệt giữa nước giàu và nghèo trong khối,.. Trong khi đó, vai trò, ảnh hưởng của Nga đang suy giảm. Đối với Trung Quốc - cường quốc đang mạnh lên - lại có các vấn đề về tự do dân chủ. Hiện Trung Quốc không có năng lực để tạo ra một trật tự thế giới theo ý muốn của nước này. Mô hình chính trị độc đoán của Trung Quốc kém hấp dẫn, sự bảo hộ mạnh mẽ đối với doanh nghiệp nhà nước, thận trọng mở cửa thị trường… khiến cho thế giới tự do đang bị “bóp nghẹt” ở quốc gia này. Thế giới tự do sẽ đối mặt với khó khăn để thích ứng với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Cuối cùng, chỉ có các thể chế đa phương như NATO, WHO và Liên hợp quốc đang khiến cho trật tự toàn cầu cùng nhau hoạt động tốt hơn. Trong 4 năm cầm quyền, ông Donald Trump đã chỉ ra những hạn chế của các thể chế này và khai thác cho các mục đích chính trị của riêng mình ở tại nước Mỹ. Tuy nhiên, thực sự là ông Trump đã không thay đổi được các tổ chức này như ông mong muốn.

Hiện nay, với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới về mọi mặt, các tổ chức đa phương này đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Một loạt các vấn đề như sự trỗi dậy của Trung Quốc, tấn công mạng, biến đổi khí hậu, chiến tranh bằng máy bay không người lái và các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu… đang được xem là thách thức, đòi hỏi có sự đồng thuận từ các quốc gia, sự cải cách của cơ chế đa phương để cùng giải quyết.

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chắc chắn sẽ hỗ trợ bằng cách lên tiếng ủng hộ và tài trợ cho các nỗ lực đa phương để giải quyết những thách thức này, nhưng các thể chế này cần những cải cách cơ bản và toàn diện. Đây là nhiệm vụ khó khăn, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Đây cũng sẽ là thách thức đối với một thế hệ các nhà hoạch định chính sách, không chỉ chính quyền ông Joe Biden tới đây.

Sự xuất hiện của Joe Biden ở Nhà Trắng đang được đánh giá cao với chủ trương đề cao cơ chế đa phương, nỗ lực giải quyết các vấn đề chung của nhân loại cùng quan tâm như dịch COVID-19, biến đổi khí hậu…

Sau khi nắm quyền, ông Biden và đội ngũ giúp việc của ông có thể làm việc với các đồng minh cùng chí hướng để đưa thế giới đi theo hướng cải cách thể chế và hợp tác. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ đòi hỏi nỗ lực, tiền bạc, sự thỏa hiệp và sự khéo léo của chính quyền Biden, đồng thời để làm được điều này cũng cần sự kiên nhẫn và thời gian.

Biden nỗ lực Biden nỗ lực "thu phục" Thượng viện Mỹ

Biden cần Thượng viện hợp tác để thúc đẩy chính sách của mình, nhưng mục tiêu này vô cùng khó khăn, khiến ông phải chật ...

Chia rẽ Trump - Biden cản trở Mỹ Chia rẽ Trump - Biden cản trở Mỹ "xây" niềm tin vaccine

Trump muốn nhận công vaccine nhưng biết Biden sẽ không trao cho ông điều đó. Biden mong người Mỹ giảm hoài nghi về vaccine nhưng ...

Lựa chọn lịch sử trong nội các của ông Biden Lựa chọn lịch sử trong nội các của ông Biden

Pete Buttigieg có thể trở thành thành viên Nội các đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ nếu đề cử ông trở thành Bộ ...

/ vtc.vn