Khi vay tiền qua app dù trả hết nợ nhưng một số người vẫn bị các app đòi tiền thậm chí khủng bố tinh thần. Trong trường hợp này, người vay phải làm gì để tự bảo vệ?
Thời gian qua, việc vay tiền qua app diễn ra khá phổ biến. Tùy từng app cho vay là của cá nhân, tổ chức hay tổ chức tín dụng, việc xác định người vay đã trả hết nợ cũng khác nhau.
Với app vay tiền của tổ chức, cá nhân, theo Điều 463 BLDS 2015, hợp đồng vay tiền là sự thoả thuận của các bên mà bên cho vay giao tiền và khi đến hạn trả nợ, bên vay phải trả đủ tiền cho bên cho vay và phải trả lãi nếu có thoả thuận. Hợp đồng vay tiền nói riêng và hợp đồng nói chung sẽ chấm dứt nếu các bên đã hoàn thành hợp đồng.
Như vậy, khi người vay tiền qua app của cá nhân, tổ chức thì người vay nếu trả hết nợ (nợ gốc + lãi suất nếu có) trong thời hạn thoả thuận, thì được xem là hoàn thành hợp đồng vay tiền. Khi đó, việc vay tiền qua app của người vay sẽ chấm dứt.
Còn với app vay tiền của tổ chức tín dụng, thời hạn cho vay chỉ tính đến khi người vay đã trả hết nợ gốc và lãi (nếu có) cho tổ chức tín dụng.
Khi người vay đã trả hết nợ cho tổ chức tín dụng thì xem như hợp đồng vay tiền (hợp đồng tín dụng giữa người vay và tổ chức tín dụng) đã hoàn thành. Đồng nghĩa, nghĩa vụ trả nợ của người vay trong trường hợp này đã chấm dứt.
Như vậy, người vay tiền qua app sẽ không phải trả nợ cho các app vay tiền (dù là app vay tiền của cá nhân hay tổ chức tín dụng), nếu đã thanh toán đủ tiền nợ gốc và lãi (nếu có) trong khoản thời gian vay tiền theo thoả thuận của các bên - Luật sư Lê Hồng Vân, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.
Mỗi cá nhân cần thận trọng trước khi quyết định vay tiền qua app (ảnh minh họa) |
Cũng theo Luật sư Hồng Vân, khi đã trả hết nợ cho các app vay tiền mà người vay vẫn bị đòi thì người vay cần kiểm tra lại hợp đồng vay tiền, hoặc giao dịch vay tiền giữa người vay và các app vay tiền, trong đó chú ý các thông tin như: Thời hạn cho vay, trả nợ, lịch sử trả nợ. Việc xác định yếu tố này để xem xét người vay có bị đòi tiền do bị phạt vi phạm hợp đồng.
Tiếp theo, bên vay cần liên hệ trực tiếp với app cho vay tiền để xác nhận các nội dung nêu trên nhằm làm rõ số tiền bị đòi thuộc vào khoản nào (nợ gốc, lãi phát sinh, lãi chậm trả hay phạt vi phạm hợp đồng)...
Nếu có đủ căn cứ để đảm bảo người vay đã thực hiện theo đúng hợp đồng, không vi phạm hợp đồng vay tiền giữa mình và app cho vay mà vẫn bị các app làm phiền, đòi nợ số tiền đã trả hết thì người vay có thể khởi kiện các app này đến Toà án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm đơn khởi kiện, bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có) giữa các app cho vay tiền và người vay, bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân, các biên lai, tin nhắn, nội dung chuyển khoản, xác nhận việc đã thanh toán đủ số nợ của người vay, ghi âm, tin nhắn... cuộc gọi/ tin nhắn đòi nợ từ các app (nếu có).
Nếu app cho vay là cá nhân, TAND cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện. Nếu app là tổ chức thì cơ quan giải quyết là TAND cấp huyện, nơi app này có trụ sở.
Giả mạo Zalo của người nổi tiếng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sử dụng Facebook để tìm kiếm những người có nhiều mối quan hệ xã hội rộng, thành công trong cuộc sống, người thường đăng ảnh ... |
Đại gia Phú Yên bị ngân hàng siết nợ gần 2.300 tỷ đồng
BIDV Phú Tài rao bán khoản nợ nghìn tỷ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn với tài sản đảm bảo là ba khu đất và ... |
Hoang mang trước thông tin nhà chung cư sắp bị ngân hàng xiết nợ
Đã nộp tiền đầy đủ và nhận nhà từ hơn 2 năm, nhưng toàn bộ hơn 70 hộ chung cư tại nhà 6 - Nguyễn ... |