Một người đàn ông bị bắn chết ở cửa hàng ăn tại Mandalay, chỉ hai ngày sau khi chính quyền quân sự cam kết không nổ súng vào dân thường.
Các phương tiện truyền thông Myanmar đưa tin cho rằng lực lượng an ninh đã bắn chết một người đàn ông ở thành phố Mandalay hôm 26/4, hai ngày sau khi quân đội Myanmar thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á về việc chấm dứt bạo lực.
Theo những bản tin này, người đàn ông bị bắn chết tại một quán cơm chiên ở Mandalay và một số người khác bị thương. Bên cạnh đó, kênh tin tức Mizzima cũng đưa tin một phụ nữ bị bắn chết trên xe máy ở thị trấn Dawei, miền Nam Myanmar.
(Ảnh minh họa: AP) |
Những người phản đối quân đội đang kêu gọi người dân ngừng thanh toán hóa đơn tiền điện và các khoản vay nông nghiệp, cũng như cho con cái nghỉ học, làm lo ngại về khả năng chấm dứt cuộc khủng hoảng hậu đảo chính tại Myanmar.
Một phát ngôn viên của quân đội không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Reuters không thể xác nhận sự cố một cách độc lập.
Một nhóm giám sát cho biết hơn 750 người đã thiệt mạng xung quanh các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh, khi các cuộc biểu tình kéo dài sau chính biến 1/2. Có nhiều cuộc biểu tình hơn vào 26/4, nhưng chưa có thông tin về tình trạng bạo lực.
Thống tướng Min Aung Hlaing đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia về các bước nhằm mang lại hòa bình. Nhưng người đứng đầu quân đội không đi theo lời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả các nhà lãnh đạo dân sự như Cố vấn Aung San Suu Kyi.
Thỏa thuận với ASEAN cũng không có bất kỳ mốc thời gian nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Thỏa thuận gồm 5 điểm là chấm dứt bạo lực, bắt đầu đối thoại giữa các bên, chấp nhận viện trợ và cử một đặc phái viên ASEAN sẽ thăm Myanmar.
Quân đội chưa chính thức bình luận về kết quả của cuộc họp nhưng đài truyền hình nhà nước Myanmar trích dẫn quân đội: "Chúng tôi sẽ xem xét điều đó".
Bà Suu Kyi tiếp tục xuất hiện hôm 26/4 thông qua video vụ xét xử của mình. Bà một lần nữa xin phép tòa án cho gặp trực tiếp các luật sư. Cho đến nay, bà chỉ được phép nói chuyện với họ bằng video với sự chứng kiến của các quan chức an ninh.
Cảnh sát nói với tòa rằng họ đã chuyển yêu cầu của Suu Kyi lên các cơ quan cấp cao hơn và đang “làm việc từng bước một”.
Người phát ngôn quân đội, Zaw Min Tun, cho biết bà Suu Kyi không được phép tiếp xúc trực tiếp với các luật sư vì đây có thể là con đường giao tiếp bất hợp pháp với các nhà lãnh đạo biểu tình và vì dịch COVID-19.
Các luật sư trong khi đó nói rằng những cáo buộc chống lại bà là không đúng. Phiên tòa tiếp theo diễn ra ngày 10/5.
ASEAN mở hy vọng từ cuộc gặp với thống tướng Myanmar
5 điểm đồng thuận của ASEAN sau cuộc gặp với thống tướng Myanmar là bước tích cực đầu tiên trong nỗ lực tháo ngòi căng ... |
Phe đối lập kêu gọi Interpol bắt giữ Thống tướng Min Aung Hlaing
Nhóm Chính phủ Thống nhất quốc gia Myanmar kêu gọi Interpol phối hợp với cảnh sát Indonesia bắt giữ Thống tướng Min Aung Hlaing khi ... |