Mới đây, TP.HCM chính thức thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà. Trong đó, cách ly, điều trị F0 với 2 nhóm đối tượng.
Thứ nhất là trường hợp không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Trường hợp xét nghiệm rRT-PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà. Tiếp tục xét nghiệm rRT-PCR tại nhà vào ngày 14 và 21.
Thứ hai là F0 không triệu chứng, trường hợp này được thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm, được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1.
Theo Bộ Y tế, khoảng hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Do đó, việc đưa F0 về nhà tự điều trị sẽ giúp giảm tải rất đáng kể cho hệ thống y tế.
Tuy nhiên, để phương án này hiệu quả và an toàn đối với cộng đồng, người nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc tự điều trị ở nhà. Người bệnh cần đảm bảo 3 điểm chính đó là:
- Giảm tối đa lây khả năng nhiễm thêm cho người xung quanh.
- Tự chăm sóc cho mình để hồi phục.
- Quan sát triệu chứng bệnh để biết khi nào cần đi cấp cứu.
Trong bối cảnh số lượng F0 vẫn có xu hướng tăng, TP.HCM sẽ cần khoảng 1.500 bác sĩ cùng 5.500 điều dưỡng và kỹ thuật viên để bổ sung nhân sự cho khối điều trị theo 2 đợt.
TP.HCM đamg triển khai nâng cấp hệ thống điều trị Covid-19 từ mô hình tháp 3 tầng lên 4 tầng: Tầng 1 gồm 30.000 giường điều trị sẽ theo dõi F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tầng 2 chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng, với 2.500 giường.
Tầng 3 với 3.000 giường được dành để điều trị F0 có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm nặng, nguy kịch. Tầng 4 dành cho bệnh nhân nặng, nguy kịch với 1.200 giường hồi sức.
Mô hình điều trị “tháp 4 tầng” được TP.HCM đưa ra trong bối cảnh thành phố vẫn đang là tâm dịch của cả nước với số ca mắc mỗi ngày ở mức cao, vào khoảng 1.000 ca những ngày gần đây.
Nhiều ca mắc ở TP.HCM xảy ra trong cộng đồng nhưng không rõ nguồn gốc. Số ca mắc tại thành phố trong giai đoạn này chiếm hơn 40% tổng số ca nhiễm của Việt Nam.
Phóng viên (T/h)
https://nghenghiepcuocsong.vn/mo-hinh-dieu-tri-f0-o-tp-hcm-va-nhung-luu-y-voi-truong-hop-tu-cach-ly-tai-nha/
Rút ngắn thời gian điều trị F0 không triệu chứng: Bộ Y tế lý giải |
TP.HCM thừa nhận tình trạng chậm chuyển F0 đi điều trị |