Giá vàng đã tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần khi căng thẳng tiếp tục leo thang tại Ukraine, vàng trong nước đã tiệm cận 70 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 5/2, giá vàng trong nước đã tăng dựng đứng, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về giá khi tiến sát mốc 70 triệu đồng/lượng. Cụ thể, vàng SJC đã được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng mạnh 1,05 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tưng 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Theo đó, giá mua vào – bán ra đang ở mức 68,00 - 69,30 triệu đồng/lượng tại TP.HCM và 68,00 - 69,32 triệu đồng/lượng tại Hà Nội.
Trên thị trường, các doanh nghiệp khác cũng tăng mạnh giá bán vàng SJC. Giá thương hiệu vàng này chốt tuần ở một số doanh nghiệp như sau: DOJI 67,75 - 69,30 triệu đồng/lượng; Phú Quý 68,00 - 69,30 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu 68,02 - 69,30 triệu đồng/lượng...
Như vậy, tính chung tuần, giá vàng SJC trong nước đã tăng tới 6 triệu đồng mỗi lượng, mức tăng cao nhất tính theo tuần trong lịch sử giá vàng trong nước.
Trong khi đó, giá các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp cũng tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Cụ thể, vàng Rồng Thăng Long 24K của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào - bán ra ở mức 55,41-56,46 triệu đồng/lượng. Nhẫn vàng Phú Quý 24K được niêm yết 55,4-56,4 triệu đồng/lượng...
Giá vàng trong nước phiên cuối tuần tăng mạnh do ảnh hưởng của đà tăng vàng thế giới. Kim loại quý đã chốt tuần bằng một phiên giao dịch cực kỳ ấn tượng khi tăng tới 36,4 USD mỗi ounce, lên sát 1.973 USD/ounce.
Giá vàng đang tăng với tốc độ chưa từng có |
Có thể thấy, giá vàng đã tăng với tốc độ chưa từng có trong một thời gian dài. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng kể từ ngày 31/1, kim loại quý này đã tăng tới gần 195 USD mỗi ounce, tức là tăng gần 11%.
Vàng đang phát huy vai trò vừa là một hàng rào chống lại áp lực lạm phát, vừa là nơi trú ẩn của dòng tiền trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang leo thang. Cả 2 yếu tố này kết hợp cùng lúc đã tạo động lực kép giúp vàng đạt được mức tăng ấn tượng thời gian qua.
Đáng báo động nhất là cuộc khủng hoảng địa chính trị ở Ukraine đã tạo thêm một áp lực khác đối với lạm phát, khi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn chưa được giải quyết đáng kể. Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, lạm phát đã ở mức cao nhất trong 40 năm. Dựa trên các sự kiện gần đây, có thể chắc chắn tuyệt đối rằng mức lạm phát sẽ xoắn ốc với tốc độ còn cao hơn thế.
Chất xúc tác chính khiến lạm phát tăng cao sẽ do hai yếu tố chính đầu tiên là giá dầu thô tăng, hiện đang giao dịch ở mức 115 USD / thùng. Thứ hai, khả năng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine để xuất khẩu sang châu Âu đã bị giảm sút hoặc bị xóa sổ.
Trong ngày thứ Sáu, bước nhảy vọt của vàng xảy ra khi lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine.
“Thật không may, không có dấu hiệu nào cho thấy xung đột ở Ukraine sẽ sẽ sớm giảm leo thang. Khi chúng ta xem xét tác động đang diễn ra đối với nền kinh tế toàn cầu, chúng ta sẽ thấy những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu. Điều đó có thể sẽ dẫn đến các dòng vốn tìm nơi trú ẩn an toàn, và vàng sẽ tỏa sáng” - nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA, Edward Moya, nói.
Theo ông, chúng ta đang nhìn thấy nhiều mặt hàng quan trọng có khả năng tiếp tục tang giá, như: ngũ cốc, kim loại, năng lượng. Và vì vậy, giá cả hàng hóa sẽ tăng trong tương lai gần, dẫn đến lạm phát nghiêm trọng.
Trong tuần tới, dự kiến Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào thứ Năm. Chủ tịch của Phoenix Futures and Options LLC, ông Kevin Grady nhận định giá dầu sẽ sớm đạt 150 USD/thùng. Lạm phát sẽ tăng mạnh do giá năng lượng tăng. Vì vậy, số liệu CPI sắp công bố có thể vượt 8%.
Giá vàng 5/3: Chính thức vượt 69 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước và thế giới hôm nay (5/3) tăng dữ dội, phá vỡ mọi giới hạn với mức giá 69 triệu đồng/lượng. |