Từ năm 2016, dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được sang tên cho chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3, địa chỉ tại số 43 đường số 6 khu đô thị An Cựu, phường An Đông, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Đại Thành.
Trước đó, dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép giao cho Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn thực hiện vào tháng 11/2008. Dự án được xây dựng trên sông Rào Trăng (nhánh cấp I của sông Bồ), thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là nhà máy thủy điện thứ 13 tại Thừa Thiên Huế được cấp phép đầu tư xây dựng. Thời điểm cấp phép, dự án có công suất lắp máy 11 MW, tổng nguồn vốn đầu tư 290 tỷ đồng.
Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha, trong đó diện tích khu vực lòng hồ là 8,8 ha, còn lại là khu vực nhà máy, tuyến áp lực, tuyến năng lượng và công trình phụ trợ.
Năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2631 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đối với dự án Thủy điện Rào Trăng 3. Dự án có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia. Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.
Sau khi Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, dự án Thuỷ điện Rào Trăng 3 có công suất nhà máy được nâng lên 13MW và điện lượng trung bình hàng năm là 44,343 triệu kWh.
Đồng thời, dự án cũng được thay đổi nhà đầu tư từ Công ty TNHH tư vấn xây dựng Trường Sơn sang Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3, có trụ sở chính tại địa chỉ tại số 43 đường số 6 khu đô thị An Cựu, phường An Đông, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Được biết, công ty này được thành lập vào tháng 6/2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện... Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Đại Thành.
Đêm 12/10, đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 gồm 21 người gặp khó khăn khi tiếp cận công trình Thủy điện Rào Trăng 3 nên phải tạm nghỉ ở Trạm kiểm lâm số 7. Trong đêm, trời mưa to nên một khối lượng đất, đá từ quả đồi sạt lở xuống lán tạm mà đoàn công tác đang nghỉ. Đến trưa ngày 13/10, ban chỉ huy tiền phương (đóng tại tỉnh Thừa Thiên Huế) đã liên lạc được với 8 chiến sĩ, 13 người còn lại đang mất liên lạc. Sau đó, đài thông tin duyên hải Huế đã kết nối được qua hệ thống vô tuyến với nhà máy thuỷ điện, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng kết nối cùng tầng số với 2 đơn vị trên cho biết những công nhân nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4 đều an toàn, tuy nhiên bị cô lập, hiện lương thực chỉ còn dùng đủ 1 ngày; 40 công nhân từ nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 đã di chuyển bằng đường rừng đến nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4; đường đi đến khu vực nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 bị sạt lở nghiêm trọng, muốn tiếp cận phải đi bằng đường thuỷ nhưng nước chảy xiết. Đáng tiếc, đến trưa ngày 15/10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 4 thông báo đã tìm thấy 4 thi thể đầu tiên trong đoàn cán bộ công tác gặp nạn. Các lực lượng đã xác định được vị trí nơi đoàn cứu hộ mất tích và đang nỗ lực tranh thủ từng giờ, từng phút, chạy đua với thời gian tìm kiếm các nạn nhân còn lại. |
Danh tính 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi cứu nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3 |
"Sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm người mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3" |
Đất đá bao phủ khu vực thủy điện Rào Trăng 3 |