Cổ đông "bí ẩn" nắm quá bán tại công ty xuất bản bộ sách giáo khoa Cánh Diều là ai?

Mặc dù tăng vốn lên gấp 3 lần nhưng cổ đông nắm lượng cổ phiếu quá bán tại CEPIC lại không được ghi trong Nội dung công bố thay đổi đăng kí doanh nghiệp khiến dư luận không khỏi tò mò về cổ đông này.

Cổ đông 'bí ẩn' nắm quá bán tại công ty xuất bản bộ sách giáo khoa Cánh Diều là ai? - Ảnh 1

Bộ sách Cánh Diều đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Thời gian gần đây, bộ sách giáo khoa "Cánh Diều" nhận được sự quan tâm lớn từ phía dư luận xung quanh việc một số nội dung của bộ sách này chưa phù hợp như sử dụng phương ngữ, hình ảnh minh hoạ chưa chuẩn xác,…

Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về chất lượng biên soạn sách của các đơn vị tham gia.

Theo tìm hiểu, Cánh Diều là bộ sách giáo khoa xã hội hoá đầu tiên ở Việt Nam kể từ sau năm 1975, do tư nhân đứng ra chịu trách nhiệm biên soạn, xuất bản và có giá đắt nhất trong 5 bộ sách giáo khoa thuộc chương trình phổ thông mới được bộ GD&ĐT phê duyệt để các trường lựa chọn.

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và Công ty CP Đầu tư Xuất bản- Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) tổ chức biên soạn, xuất bản bộ sách Cánh Diều.

VEPIC là công ty tư nhân lần đầu tham gia biên soạn, xuất bản sách giáo khoa.

Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 7/2016, có trụ sở tại Tầng 1, Toà nhà Green Park Tower, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội, hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản sách và các ấn phẩm giáo dục, cung ứng thiết bị giáo dục,…

Theo tìm hiểu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của doanh nghiệp này ban đầu là 33,3 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (Mã: EID) góp 12 tỷ đồng tương ứng 36,036%, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam (Mã: SED) góp 12 tỷ đồng tương ứng 36,036 %, CTCP Đầu Tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (Mã: DAD) góp 6 tỷ đồng tương đương 18,018% vốn điều lệ.

Ngoài ra, số cổ phần còn lại do các cổ đông cá nhân nắm giữ. Cụ thể như sau:

Tuy nhiên, chỉ sau 5 tháng thành lập, tháng 11/2016, VEPIC thực hiện tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, ở mức 108,715 tỷ đồng.

Trong lần tăng vốn này, các cổ đông đều có sự biến động về tỷ lệ sở hữu. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của EID, SED và DAD đều giảm xuống lần lượt ở mức 11.038%, 11,038% và 5,519%.

Các cổ đông cá nhân sáng lập của VEPIC cũng giảm sở hữu xuống chỉ còn khoảng hơn 3%.

Như vậy, gần 69,5% cổ phiếu VEPIC thuộc sở hữu của cổ đông mới trong lần tăng vốn đợt tháng 11/2016. Đáng nói, dù sở hữu quá bán số cổ phần tại VEPIC nhưng cổ đông này lại không được ghi trong Nội dung công bố thay đổi đăng kí doanh nghiệp.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của VEPIC đạt 116,2 tỷ đồng, trong đó, vốn góp chủ sở hữu là 108,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên vốn chủ sở hữu ở mức 82,4 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc VEPIC đang chịu lỗ nhiều chục tỷ đồng.

Bạch Hiền

Ủy ban thường vụ Quốc hội: Bộ sách Cánh diều có nhiều sạn Ủy ban thường vụ Quốc hội: Bộ sách Cánh diều có nhiều sạn
Rà soát trách nhiệm của bộ GD&ĐT liên quan tới chương trình, sách giáo khoa Rà soát trách nhiệm của bộ GD&ĐT liên quan tới chương trình, sách giáo khoa
Khi sách giáo khoa dạy hư trẻ em Khi sách giáo khoa dạy hư trẻ em
/ www.doisongphapluat.com