Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc độ tiêm vaccine, đúng đối tượng

Bộ Y tế đã ban hành 2 công văn công văn hoả tốc gửi UBND và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về thực hiện nghiêm túc việc tiêm chủng tiêm vaccine COVID-19 và tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đôn đốc, đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm chủng gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký tiêm, thực hiện sàng lọc, tổ chức tiêm chủng... và báo cáo theo quy định. Các địa phương cần sử dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi đối tượng tiêm chủng.

Văn bản của Bộ Y tế cho biết, thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 và Quyết định số 3355/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022, trong thời gian qua Bộ Y tế đã phân bổ nhiểu loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau như Astra Zeneca, Pfizer, Moderna cho các địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai tiêm chủng.

Để tiếp tục thực hiện công tác tiêm chủng đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên đặc biệt là các tỉnh, thành phố có dịch diễn biến phức tạp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định các đối tượng tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo việc rà soát các đối tượng tiêm theo đúng quy định và chỉ đạo thực hiện tiêm chủng tối đa số vaccine được cấp, bảo đảm an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ tiêm chủng.

Đôn đốc các cơ sở tiêm chủng xây dựng kế hoạch, tiếp nhận và tổ chức tiêm ngay các loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế phân bổ. Thực hiện tư vấn cho người được tiêm chủng lợi ích, tác dụng của các loại vaccine và thực hiện tiêm sớm, đúng lịch, không để xảy ra tình trạng lựa chọn hoặc chờ đợi để được tiêm loại vaccine khác.

Đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm chủng bao gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký tiêm, thực hiện sàng lọc, tổ chức tiêm chủng... và báo cáo theo quy định. Yêu cầu sử dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi đối tượng tiêm chủng.

Theo Bộ Y tế, trong ngày 21-7 có 31.220 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm đến nay gần 4.367.940 liều, trong đó tiêm 1 mũi trên 4.042.980 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, tốc độ tiêm chủng gần đây rất chậm, từ đầu tháng 7 mỗi ngày chỉ đạt 20.000 - 40.000 mũi tiêm, trong khi vaccine đã về nhiều.

Chủ nhật này, 25-7, 3 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tài trợ cho Việt Nam thông qua COVAX (đợt 2) sẽ về đến Việt Nam.

PV (th)

Những điểm thay đổi trong đợt tiêm vaccine Covid-19 thứ 5 của TP.HCM Những điểm thay đổi trong đợt tiêm vaccine Covid-19 thứ 5 của TP.HCM
Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19? Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19?
Tranh cãi việc tiêm vaccine pha trộn giữa các hãng Tranh cãi việc tiêm vaccine pha trộn giữa các hãng
/ Nghề nghiệp và cuộc sống