Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định biến thể Delta là một trong virus gây bệnh hô hấp với sức lây nhiễm khủng khiếp nhất mà các nhà khoa học từng biết.
Delta là biến thể có sức lây nhiễm mạnh nhất trong các phiên bản của virus SARS-CoV-2. Phiên bản gốc của virus này - được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã bị chủng D614G có sức lây lan mạnh hơn vượt qua vào tháng 3/2020 và virus đó chịu trách nhiệm cho làn sóng Covid-19 thứ hai ở bang Victoria (Australia).
Sang đến tháng 9/2020, biến thể Alpha xuất hiện ở Anh Quốc, biến thể này lại vượt mặt D614G về độ truyền nhiễm. Alpha dường như ngự trị thế giới vào đầu năm 2021 nhưng rồi lại xuất hiện thêm "quái vật" Delta - biến thể này đã càn quét cả thế giới. Biến thể này có những đột biến khiến nó vượt xa cả Alpha về độ lây nhiễm và có thể tránh né khả năng miễn dịch do các vaccine tạo ra.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng virus văng ra từ người nhiễm Delta là cao gấp hơn 1.000 lần so với chủng virus gốc phát hiện ở Vũ Hán năm 2020. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, Delta tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện, điều trị cấp cứu, và tử vong.
Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định biến thể Delta là một trong virus gây bệnh hô hấp với sức lây nhiễm khủng khiếp nhất mà các nhà khoa học từng biết.
"Biến thể Delta mạnh và dễ lan truyền hơn so với các chủng lưu hành trước đây. Đây là một trong những loại virus gây bệnh đường hô hấp mức độ lây lan mạnh nhất chúng ta từng biết", bà Walensky cho hay.
Biến chủng Delta, xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ, hiện lây lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các chuyên gia dự đoán biến chủng này sẽ là biến chủng nổi trội tại nhiều nước trên thế giới thời gian tới.
"Biến thể này được dự báo sẽ nhanh chóng vượt trội so với các biến thể khác và thống trị trong vài tháng tới. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy sự lây lan gia tăng của biến thể Delta so với các biến thể không thuộc nhóm gây lo ngại. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của việc gia tăng lây nhiễm vẫn chưa rõ", WHO cho biết trong bản tin trong tuần.
Tỷ lệ nhập viện với bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn 85% so với biến thể Alpha. Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy người nhiễm biến thể Delta bệnh nặng hơn hay dễ tử vong hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Scotland đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra biến thể Delta có thể khiến bệnh nhân dễ nhập viện hơn so với các biến thể trước. Tăng khả năng nhập viện có thể dẫn tăng rủi ro tử vong, đặc biệt là với các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, tim mạch,…
Tại Việt Nam, biến thể Delta được phát hiện trong các ca dương tính ở TP.HCM vào ngày 18/05/2021 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cao hơn so với biến thể Alpha. Tại các chuỗi lây nhiễm ở các tỉnh phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có dấu hiệu hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm với người mắc COVID-19. Đáng lo ngại, biển thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường kín, không khí lưu thông kém như: nhà máy, khu công nghiệp, quán bar, nhà thờ,…
Không chỉ vậy, các chuyên gia dịch tễ lo ngại, biến thể Delta đang “làm mưa làm gió” chưa thể ngăn chặn, thì biến thể mới Delta Plus – được xem là “hậu duệ” của Delta nguy hiểm không kém, rất dễ lây lan, chúng liên kết mạnh với các thụ thể của tế bào phổi và có khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng.
PV (th)
Âu - Mỹ lại bắt buộc tiêm chủng vì biến thể Delta |
Tiêm hai liều vaccine có hiệu quả ngăn ngừa biến thể Delta |
Sẽ xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn Delta? |