Biển người đêm Trung thu: Bài học cảnh báo cho tâm lý xả hơi sau giãn cách

Hà Nội chưa cho học sinh đến trường thì không có lý do gì người dân lại ra đường vui chơi đông đúc như vậy, đây là bài học cảnh báo cho tâm lý xả hơi sau giãn cách.

Tối 21/9, ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện nới lỏng sau 2 tháng siết chặt giãn cách xã hội, người dân ùn ùn đổ ra đường vui Tết Trung thu. Cảnh tượng các tuyến phố quanh khu vực Hồ Gươm ùn tắc, chật cứng xe cộ khiến nhiều lo lắng về nguy cơ lây lan dịch bệnh, công sức chống dịch suốt nhiều tháng qua có thể đổ sông đổ bể.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam lưu ý, tất cả người dân thành phố không nên chủ quan. Mặc dù nới lỏng giãn cách nhưng người dân không ra đường khi không cần thiết.

Đặc biệt, trong lúc này người dân càng phải cảnh giác cao độ vì chỉ cần trong đám đông những người đổ ra đường trong đêm Trung thu có 1 người F0 thì sẽ dễ lây lan, không biết ai lây cho ai. Điều này gây khó khăn trong việc truy vết, xác định các ổ dịch mới và phòng chống dịch.

Biển người đêm Trung thu: Bài học cảnh báo cho tâm lý xả hơi sau giãn cách - 1
Nhiều phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Hàng Đường... đông nghẹt người đi chơi Trung thu.

"Hà Nội có lượng người đi lại nhiều, giao lưu lớn nên toàn thành phố cần cảnh giác, tránh dịch lây lan, chỉ ra đường khi cần thiết. Việc vui chơi là điều người dân mong muốn nhưng lúc này nên tạm gác lại, có thể để dịp sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Hiện tại Hà Nội chưa cho học sinh đến trường thì không có lý do gì người dân lại ra đường đông đúc như vậy. Do đó, đây là bài học cảnh báo cho tâm lý xả hơi sau giãn cách của người dân", ông Phu nói.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vừa qua Hà Nội đã thành công khi không để dịch bùng phát. Trước thời điểm giãn cách xã hội, dịch xuất hiện ở hầu hết các quận, huyện. Tuy nhiên, hiện nay các trường hợp dương tính SARS-CoV-2 đã giảm đi rất nhiều, các ổ dịch chỉ còn trong phạm vi hẹp.

Tuy vậy, nguy cơ dịch bệnh tại Hà Nội vẫn còn rất cao. Trong thời gian vừa qua không thể khẳng định chúng ta đã loại trừ được hết tất cả những ca F0 tại cộng đồng, vẫn có những trường hợp lẩn khuất chưa được phát hiện. Do đó, mỗi người dân thành phố không nên chủ quan về dịch bệnh.

Liên quan vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời chính quyền cần giám sát chặt những địa điểm, tụ điểm đông người, tiếp tục có những cảnh báo để người dân biết sẽ nguy hiểm ra sao nếu tập trung đông người.

Theo ông Nga, thành phố cần có những dự báo trước tình hình, nâng mức cảnh báo, có sự chuẩn bị từ xa, từ sớm. Ông cũng cho rằng, khoảng 3-4 ngày tới, nếu ai có triệu chứng ho sốt thì cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế. Người dân cần đi khám, xét nghiệm sớm khi nghi ngờ về tình trạng sức khoẻ.

Chủ tịch Hà Nội: Quận Thanh Xuân lấy mẫu chưa trúng "vùng đỏ" nên bùng dịch Chủ tịch Hà Nội: Quận Thanh Xuân lấy mẫu chưa trúng "vùng đỏ" nên bùng dịch

Chủ tịch Chu Ngọc Anh đánh giá, việc lấy mẫu xét nghiệm ở quận Thanh Xuân chưa “quét trúng vùng đỏ, nhóm đỏ" nên dẫn ...

Trung Quốc nỗ lực bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trước làn sóng bùng dịch Covid-19 mới Trung Quốc nỗ lực bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trước làn sóng bùng dịch Covid-19 mới

Trung Quốc đã tiến hành thêm nhiều biện pháp nhằm bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trước tình hình dịch căng thẳng tại nhiều tình ...

Trung Quốc: Để bùng dịch COVID-19, 15 quan chức TP Nam Kinh bị kỷ luật Trung Quốc: Để bùng dịch COVID-19, 15 quan chức TP Nam Kinh bị kỷ luật

15 quan chức Nam Kinh (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) bị kỷ luật hôm 7/8 vì không kiểm soát được ổ dịch tại sân bay ...

/ vtc.vn