Bán TikTok cho Microsoft, ByteDance lỗ hay lãi?

Tổng thống Trump đã ra thời hạn 45 ngày để ByteDance, công ty Trung Quốc chủ quản của TikTok, quyết định có bán hoạt động tại Mỹ của TikTok cho Microsoft hay không. Tuy nhiên, không thể khẳng định TikTok bị "lỗ" khi bán cho Microsoft.

Tổng thống Mỹ đã đồng ý cho công ty ByteDance của Trung Quốc 45 ngày để đàm phán bán ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok tại Mỹ cho Microsoft. Động thái này mở đường cho ứng dụng TikTok tiếp tục tồn tại ở thị trường Mỹ.

Sau đó một ngày, Tổng thống Trump cho biết, Mỹ sẽ nhận được “số tiền đáng kể” từ thương vụ Microsoft mua lại TikTok tại Mỹ, đồng thời ông cũng cảnh báo sẽ cấm dịch vụ tại Mỹ vào ngày 15/9.

"Tôi không thấy phiền dù đó là Microsoft hay một công ty lớn, một công ty an toàn, một công ty Mỹ mua nó. Vì vậy, TikTok sẽ đóng cửa vào ngày 15/9 trừ khi Microsoft hoặc công ty nào đó có thể mua nó và thực hiện một thỏa thuận”, ông Trump cho hay.

0434 ms 5047 1596530418 1

Thỏa thuận được đàm phán trong bối cảnh giới chức Mỹ lo ngại nguy cơ thông tin dữ liệu người dùng Mỹ lọt vào tay chính quyền Trung Quốc. Với lượng thông tin người dùng khổng lồ và đang rất thịnh hành tại Mỹ với hàng trăm triệu lượt tải về, TikTok bị cho là mối đe dọa tiềm tàng dù chưa có bằng chứng rõ ràng nào.

Theo đề xuất, Microsoft sẽ mua quyền quản lý hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand, những nước nằm trong liên minh chia sẻ tình báo Ngũ Nhãn (cùng Anh).

Tuy nhiên, một vấn đề mấu chốt trong đàm phán được cho là làm thế nào tách biệt công nghệ của TikTok với cơ sở hạ tầng của ByteDance. Các nguồn tin cho rằng Microsoft và ByteDance sẽ được cho một thời hạn để phát triển công nghệ giải quyết vấn đề nói trên.

Theo nhà phân tích Daniel Elman, đến từ Nucleus Research, thương vụ mua bán này "có thể báo trước làn sóng ngày càng tăng của công ty Mỹ mua lại các tài sản internet của Trung Quốc, đặc biệt là nếu căng thẳng địa chính trị giữa hai bên tiếp tục gia tăng".

Tuy nhiên, theo các phân tích, lãnh đạo công ty ByteDance không việc gì phải xấu hổ khi bán TikTok cho Mỹ mà đây còn được xem là cơ hội để tái đầu tư số tiền thu được từ thương vụ này.

Công ty công nghệ được lập ra với mục đích quan trọng là hướng đến việc kiếm càng nhiều doanh thu càng tốt. Tiktok bản thân nó lúc sinh ra cũng không phải là ý chí chính trị, khi thành công cũng không đại diện cho ý chí chính trị, cho nên việc bán Tiktok cũng không có nghĩa là bán đi thứ gì "đại diện cho Trung Quốc" cả.

Tại thời điểm này, các công ty công nghệ đang được định giá cao nên việc bán TikTok cũng không phải là ý tưởng tồi của lãnh đạo công ty ByteDance. Với việc thu được món tiền lớn từ việc bán TikTok cho đối tác Mỹ, lãnh đạo ByteDance sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tái đầu tư số tiền đó cho ý tưởng đột phá tiếp theo.

Hiện chưa rõ Microsoft sẽ trả bao nhiêu cho TikTok. Tuần trước, Reuters đưa tin ByteDance định giá ứng dụng này trên 50 tỷ USD. Dù vậy, sức ép của Mỹ có thể khiến mức giá này hạ xuống.

0430 247b11270 1
CEO của ByteDance Zhang Yiming

ByteDance hiện có nhiều nhà đầu tư, nổi bật là quỹ Vision Fund của SoftBank, quỹ General Atlantic và Sequoia Capital. Trong vòng huy động vốn hồi tháng 3, công ty này được định giá 100 tỷ USD. WSJ dẫn nguồn tin thân cận cho biết một số nhà đầu tư khi đó định giá riêng TikTok là hơn 30 tỷ USD.

Microsoft cho biết có thể mời các nhà đầu tư Mỹ khác mua cổ phần nhỏ trong TikTok. Hiện tại, khoảng 70% nhà đầu tư của ByteDance đến từ Mỹ.

Ngay khi nhận được quyết định từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump, ByteDance miễn cưỡng đưa ra 2 hướng phát triển cho TikTok.

"Chúng tôi bị Ủy ban Đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) ép buộc phải bán cho một doanh nghiệp của Mỹ, hoặc sẽ bị cấm tại thị trường này", Zhang Yiming, CEO của ByteDance (công ty mẹ của TikTok) viết trên trang cá nhân chính thức.

"Chúng tôi không hài lòng với quyết định của CFIUS vì TikTok luôn cam kết về sự an toàn cho người dùng, tính công bằng của nền tảng và minh bạch thông tin. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô như hiện tại, chúng tôi hiểu quyết định của chính phủ Mỹ", Zhang chia sẻ thêm.

Bài diễn văn của Zhang ngay lập tức bị chỉ trích bởi rất nhiều người dùng Internet Trung Quốc. Trên mạng xã hội Weibo, hàng trăm người dùng đã bình luận bên dưới bức thư của ông là "đồ hèn", "kẻ phục tùng nước Mỹ" và nhiều danh xưng khác.

"Zhang Yiming chấp nhận bán TikTok dễ dàng như vậy, tại sao Zhang không tranh luận lại với nước Mỹ", một trong những bình luận phổ biến nhất với hơn 3.600 lượt tương tác.

Khác với sự thịnh nộ của người dùng Internet tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chỉ đơn thuần phủ nhận cáo buộc của chính phủ Mỹ. Phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đã "bịa đặt vô lý" khi không đưa ra bất kỳ dẫn chứng hay báo cáo về việc TikTok làm ảnh hưởng tới an ninh của quốc gia này.

PV (th)

Trump cấm giao dịch với chủ sở hữu TikTok, WeChat Trump cấm giao dịch với chủ sở hữu TikTok, WeChat
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm sử dụng TikTok Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm sử dụng TikTok
Facebook ra mắt nhiều ứng dụng Facebook ra mắt nhiều ứng dụng "nhái" TikTok
/ Nghề nghiệp và cuộc sống