Những ngày cận Tết Nguyên đán , không khí giao dịch, mua bán tại chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc càng trở nên sôi động hơn. Do giá cả tăng mạnh nên nhiều tiểu thương phải tranh nhau thì mới mua đủ số lượng hàng như mong muốn.
Ghi nhận của Lao Động tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, do chợ hoạt động từ 2-3h sáng đến 21h đêm nên không khí ở đây vô cùng náo nhiệt. Do nhu cầu tiêu thụ gia cầm dịp Tết tăng nên nguồn hàng tại đây lúc nào cũng rơi vào tình trạng khan hiếm.
Vào dịp cuối năm, nhiều tiểu thương tại các vùng lân cận Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình... phải “mai phục” tại chợ từ rất sớm thì mới có cơ hội mua đủ lượng hàng cung ứng cho dịp Tết sắp tới.
Không khí mua bán tập nập tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ những ngày cận Tết. Ảnh: Lan Nhi. |
Theo chia sẻ của các tiểu thương, cận Tết giá cả các loại gia cầm tại chợ cũng tăng hơn so với ngày trước đó. Cụ thể, giá gà, vịt đã tăng từ 20 - 30% so với thời điểm ở những tháng trước đó. Loại gà, vịt có mức bán cao nhất tại thời điểm này là giống gà thịt Sơn Tây, gà Đông Tảo (110.000 đồng/kg), xếp sau là loại gà Đa, gà Đông Dư (80.000 đồng/kg), gà công nghiệp (53.000 đồng/kg), vịt bầu (45.000 đồng/kg), vịt super (42.000 đồng/kg)...
Càng vào dịp cuối năm, chợ gia cầm Hà Vỹ càng nhộn nhịp. Ảnh: Lan Nhi |
Chị Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1984, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) chia sẻ: Do giá thịt lợn đắt đỏ vào dịp cận Tết nên nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang các mặt hàng gà, vịt để phù hợp với thu nhập của gia đình.
Theo các tiểu thương, khu chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc nhộn nhịp nhất từ 22 tháng Chạp trở đi. Hiện tại trung bình mỗi ngày gia đình chị Bình xuất khoảng 1 - 2 tấn gà, nhiều hôm khách đặt trước, gia đình chị còn không có hàng để giao.
Loại gà Đông Tảo, gà Sơn Tây có mức giá cao nhất tại chợ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Lan Nhi |
Tiếp đó, anh Bùi Văn Cảnh (sinh năm 1985, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cho hay, nhiều tiểu thương đến chợ Hà Vỹ muộn, chậm chân không mua được hàng phải ra về tay trắng. Hiện tại giá gia cầm, thủy cầm đã tăng lên khoảng 20 giá so với tháng trước.
"Nguồn cung gia cầm dịp cận Tết sụt giảm mạnh có thể do người nuôi ngừng tạo đàn sau một thời gian dài giá gà, vịt xuống thấp hoặc do những nguyên nhân khác. Do vậy các trang trại đang có xu hướng tái đàn lợn thay vì chuyển sang nuôi gia cầm” - anh Bùi Văn Cảnh nói.
Những ngày giáp Tết sức mua sẽ tăng mạnh hơn dịp bình thường. Ảnh: Lan Nhi |
Trao đổi với Lao Động, ông Lê Hùng Quang - Phó ban quản lý chợ Hà Vỹ cho biết, những ngày cận Tết, chợ đầu mối gia cầm mỗi ngày nhập khoảng 50 tấn gà, 25 tấn vịt, ngan, cao gấp 1.5 lần so với số lượng của tháng trước đó.
Công tác kiểm dịch, sát trùng được tiến hành 24/24 tại chợ gia cầm Hà Vỹ. Ảnh: Lan Nhi |
Theo ông Quang, càng vào những ngày cao điểm, ban quản lý chợ sẽ luôn tăng cường, sát sao trong công tác kiểm dịch 24/24. Mục tiêu chung của chợ là phải cung ứng ra thị trường hàng hóa đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng trên toàn miền Bắc.
Phạm Đông - Lan Nhi
Giá gà “rớt thảm”, ngành chăn nuôi gia cầm nói do lỗi Tổng cục Thống kê
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, tình trạng chăn nuôi vượt quá nhu cầu của thị trường là… do Tổng cục ... |
Ổ dịch cúm gia cầm H5N6 đầu tiên xuất hiện ở Bến Tre
Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra ổ dịch cúm gia cầm ... |
11 tỉnh, thành có ổ dịch cúm gia cầm, tiêu hủy trên 23.000 con
Từ đầu năm đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng virus A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, ... |