Nhiều căn nhà phố thương mại (shophouse) được rao bán với giá hơn chục tỷ đồng với quảng cáo đa chức năng, dễ sinh lời nhưng sự thật thì ngược lại.
Shophouuse hàng chục tỷ bỏ không
Shophouuse - Nhà phố thương mại là loại hình bất động sản được nhiều chủ đầu tư xây dựng, quảng cáo trong những năm gần đây với nhiều mỹ từ để thu hút khách hàng.
Theo đó, nhà phố thương mại được quảng cáo là loại hình nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh tại chính ngôi nhà đó.
Đặc điểm của shophouse là nằm tại trục đường lớn, thiết kế từ 4 - 5 tầng, trong đó tầng 1 dùng để kinh doanh, từ tầng 2 - 5 dùng để ở.
Sau thời gian phát triển, nhiều nhà đầu tư đã hy vọng, tin tưởng vào lời quảng cáo của chủ đầu tư về sự đa năng của Shophouuse nên xuống tiền sở hữu. Nhưng sự thật không được như kỳ vọng khi hiện tại không khí ảm đạm bao quanh nhiều dự án shophouse ở TP. Hà Nội.
Khu nhà phố thương mại của Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco ở An Khánh, Hoài Đức, TP. Hà Nội là một trong số đó.
Gần trăm căn shophouse xây dựng 2 bên đường Lê Trọng Tấn kéo dài được bán với giá trung bình khoảng 12 tỷ đồng/căn nhưng chỉ có một vài căn được dùng làm nhà hàng, quán phở, văn phòng môi giới bất động sản. Còn lại chủ yếu đóng cửa 24/24h.
Các căn shophouse tại KĐT An Khánh, Hoài Đức của Geleximco luôn trong tình trạng đìu hiu.
Anh Nguyễn Đức Chính (43 tuổi, ngụ tại Hải Dương) thuê lại một căn tại shophouse Khu A của Geleximco được 3 tháng nay nhưng đã cảm thấy chán ngán vì không có khách.
Theo anh Chính, khu vực được quảng cáo là KĐT mới từ chục năm nay nhưng hiện tại có rất ít gia đình chuyển đến ở.
"Phía bên trong là các căn biệt thự liền kể chủ yếu để không, cỏ mọc hoang dại, có người lang thang vào ở cả tháng cũng không ai biết, là chỗ cho tệ nạn xã hội phát sinh" - anh Chính nói.
Ông Trần Văn Linh - 50 tuổi, chủ một nhà hàng tại đây cũng chia sẻ tình trạng ế ẩm, kinh doanh vắng khách trên địa bàn.
"Thời điểm đầu nghĩ KĐT sẽ phát triển, nhiều người đến ở thì nhà phố thương mại là lựa chọn tốt nhất nhưng sau thì ngược lại, KĐT vắng khách, người dân bản địa thường vào trong trung tâm sử dụng dịch vụ ăn uống - vui chơi chứ không chọn gần nhà nên có hôm quán 20h đã phải đóng cửa" - ông Linh bày tỏ.
Gần 10 năm trước, Geleximco mở bán shophouse và biệt thự - liền kề Khu A tại An Khánh giá gấp 2 - 4 lần hiện tại. Trải qua thời gian, không khí ảm đạm, người đến ở khiến cho dự án rớt giá thê thảm.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại dự án shophouse Vạn Phúc - Hà Đông. Sau thời gian mở bán rầm rộ, nhiều căn nhà phố thương mại ở đây đã có chủ nhưng luôn trong tình trạng kín cổng, cao tường. Chỉ có một vài quán bia, trưng bày nội thất được mở ra.
Chủ một quán bia tại shophouse Vạn Phúc cũng than thở, với diện tích nhỏ của các căn shophouse thì mở quán bia gặp nhiều bất lợi.
Để có diện tích, nhiều khi nhà hàng phải để cả bàn ghế tràn ra ngoài lòng đường, vỉa hè. Chẳng biết tình trạng này sẽ kéo dài được bao lâu.
Còn tại dự án The Manor Central Park của Tập đoàn Bitexco trên đường Vành đai 3, TP. Hà Nội, hơn 70 căn nhà phố thương mại cũng đang được gấp rút xây dựng.
Nhưng xung quanh chỉ là bãi đất trống, đối diện đại nghĩa trang với hơn 3.000 ngôi mộ cũng được nhiều người dự án là không nằm ngoài số phận với các dự án đi trước đó.
Hàng trăm căn shophouse khác đang được Geleximco xây dựng ở An Khánh, Hoài Đức khiến nhiều khách hàng đắn đo vì có thành công hay không khi đầu tư?
Sự thật về nhà phố thương mại
Để thu hút được khách hàng, đơn vị phân phối các dự án nhà phố thương mại luôn quảng cáo đây là loại hình bất động sản vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh với thời gian từ 50 - 70 năm.
Nhưng sự thật không phải như vậy, người sở hữu shophouse bỏ ra hàng chục tỷ đồng nhưng chưa chắc được ở lâu dài. Từ đó, hoạt động sinh hoạt của thành viên trong gia đình ở shophouse như học tập, làm việc sẽ bị ảnh hưởng.
Đất xây dựng shophouse là loại đất dịch vụ, thương mại được chủ đầu tư đấu giá thuê với thời gian từ 50 - 70 năm chứ không phải đất ở lâu dài nên người chủ định cư tại đó sẽ không hợp pháp.
Thêm nhiều dự án shophouse vừa được khánh thành dọc trục Lê Trọng Tấn, Hà Đông (Hà Nội).
Chính ông Phạm Văn Thoán - quyền Trưởng ban Thương hiện, Công ty CP Đầu tư Hải Phát (chủ đầu tư shophouse Vạn Phúc) cũng thừa nhận điều này khi trao đổi với truyền thông vào năm 2017.
Nói về bản chất của shophouse, nhiều luật sư đưa ra so sánh: "Nhà phố thương mại giống như một ki-ốt ngoài chợ, chỉ khác ở chỗ, ki-ốt thì thuê còn nhà phố thương mại thì phải mua với giá đắt đỏ".
Bất động sản nửa đầu năm: Ít sản phẩm nổi bật, nhiều cảnh báo rủi ro
Thị trường bất động sản đã bước sang giai đoạn cuối của chu kỳ phục hồi và các lo ngại về khủng hoảng đã xuất ... |
Nhà đầu tư Nhật đang tạo sóng ngầm ở thị trường bất động sản Việt Nam
Không tạo nên sức nóng thông tin, các nhà đầu tư bất động sản của Nhật Bản với chiến lược chắc chắn và dài hơi ... |