Siêu bão có "tấn công" Việt Nam trong thời gian tới?

Vị trí xuất hiện cường độ cực đại của các cơn bão trong biển tây Bắc Thái Bình Dương đang có xu hướng tiến đến gần phía đông bắc của Philippines. Nghĩa là không loại trừ khả năng Việt Nam bị những cơn bão có cường độ rất mạnh tấn công.

Bão số 5 Matmo vừa qua, bão số 6 đã chực chờ. Với diễn biến bão lũ phức tạp như vậy, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra những nhận định mới nhất về xu thế bão cuối mùa năm nay.

sieu bao co tan cong viet nam trong thoi gian toi
Ông Nguyễn Văn Hưởng trao đổi thông tin.

Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn có những nhận định mới nhất như thế nào về xu thế bão, áp thấp nhiệt đới từ nay đến hết năm 2019, thưa ông?

- Theo nhận định mới nhất của chúng tôi, những tháng cuối năm 2019, mật độ bão trên khu vực Biển Đông có xu hướng cao hơn trung bình. Dự báo từ nay đến cuối năm còn khoảng 3 - 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông. Trong đó có khoảng 1 - 2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Năm nay, vẫn có khả năng xuất hiện các cơn "bão rớt" sang năm sau như bão số 1 năm 2019 xuất hiện vào đúng Tết Dương lịch thực chất là bão cuối mùa năm 2018.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam chịu những tác động như thế nào? Liệu có khả năng sẽ hứng chịu những cơn siêu bão trong thời gian tới hay không khi Nhật Bản - một nước trong khu vực vừa hứng chịu siêu bão kỷ lục?

- Biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là ảnh hưởng nói chung trên phạm vi qui mô lớn, không ngoại trừ khu vực nào trong đó có Việt Nam.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua những yếu tố khác nhau. Ví dụ như đã xuất hiện những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ rất cao có thể vượt ngưỡng kỷ lục như đợt nắng nóng tháng 4 và tháng 6.2019 tại Việt Nam. Những đợt mưa lớn vượt ngưỡng ở Phú Quốc, những cơn bão cường độ rất mạnh – quĩ đạo phức tạp cũng xuất hiện nhiều hơn.

Theo những nghiên cứu gần đây đề cập đến nguyên nhân sự xuất hiện ngày càng gia tăng những đợt mưa lớn cực đoan, hay những siêu bão là do sự tăng lên nhiệt độ không khí, làm cho khả năng chưa đựng hơi nước cũng tăng lên theo.

Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, vị trí xuất hiện cường độ cực đại của các cơn bão trong biển tây bắc Thái Bình Dương có xu hướng tiến đến gần phía đông bắc của Philippines.

Nghĩa là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Phillipines, thậm chí cả Việt Nam nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của những cơn bão có cường độ đổ bộ mạnh hơn. Mặc dù vậy, do nằm sâu về phía tây hơn so với Philippines và Trung Quốc, nên số lượng và mức độ ảnh hưởng của những cơn bão này có thể ít nghiêm trọng hơn so với 2 quốc gia nêu trên.

Vậy ông đưa ra những khuyến cáo và cảnh báo dài hạn như thế nào trong bối cảnh khí hậu ngày càng diễn biến cực đoan, bất thường?

Chúng ta khó có thể chống lại được những hiện tượng thiên tai, chỉ có thể biết trước và phòng tránh. Chúng ta cần phải có hệ thống cảnh báo, dự báo tốt, cung cấp được thông tin về những hiện tượng thiên tai kịp thời, chính xác. Các hệ thống dự báo, cảnh báo có thể có nhiều thời hạn dự báo khác nhau từ 3 tháng, 1 tháng, đến 2 tuần, 10 ngày, và thời hạn vài chục giờ,…Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cần được áp dụng trên qui mô quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

sieu bao co tan cong viet nam trong thoi gian toi Bão số 6 giật cấp 13, hướng vào Quảng Ngãi - Khánh Hoà
sieu bao co tan cong viet nam trong thoi gian toi Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở Biển Đông
sieu bao co tan cong viet nam trong thoi gian toi Bà nội thừa nhận sát hại cháu ruột 11 tuổi ở Nghệ An
/ laodong.vn