Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tiêm bổ sung vắc-xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) năm 2020-2021 cho trẻ 7 tuổi tại 35 địa phương.
Cụ thể, Bộ Y tế sẽ tổ chức triển khai dưới hình thức tiêm chủng bổ sung tại nhà trường kết hợp với tiêm chủng tại cơ sở y tế, tiêm chủng ngoài trạm. Nếu triển khai tại trường học, đối tượng tiêm chủng là trẻ em đang học lớp 2. Tại trạm y tế, đối tượng tiêm chủng trong độ tuổi nói trên nhưng không đi học và nhóm cần tiêm vét.
Ngày 25.5.2020, Bộ Y tế có Quyết định số 2155/QD-BYT phê duyệt kế hoạch triển khai vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi tại vùng nguy cơ năm 2020 tại 35 tỉnh/thành phố, trong đó 30 tỉnh đã triển khai năm 2019 sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2020 và mở rộng thêm 5 tỉnh/thành phố. Cụ thể 35 tỉnh như sau:
Miền Bắc: 10 tỉnh/thành (Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên)
Miền Trung: 7 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận)
Tây Nguyên: 4 tỉnh ( Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắk)
Miền Nam: 14 tỉnh/thành (Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu , Vĩnh Long).
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để chủ động phòng bệnh bạch hầu hiệu quả các quốc gia cầntiêm vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ em với lịch tiêm chủng 6 mũi lần lượt là trước 1 tuổi tiêm 3 mũi, lúc 12-23 tháng tiêm mũi 4, lúc 4-7 tuổi tiêm mũi 5 và khi 9-15 tuổi tiêm mũi 6.
Theo khuyến cáo, bệnh bạch hầu có thể lây truyền ở mọi lứa tuổi. Người lớn, trẻ lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có khả năng đề kháng cao và tồn tại không chỉ ở người mắc bệnh mà cả người lành mang vi khuẩn nên bệnh bạch hầu có thể xảy ra ở nơi chưa từng xuất hiện bệnh trước đó. Khi chưa có kháng thể bảo vệ, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh bạch hầu khi tiếp xúc với nguồn lây.
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền ở mọi lứa tuổi. Người lớn, trẻ lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có khả năng đề kháng cao và tồn tại không chỉ ở người mắc bệnh mà cả người lành mang vi khuẩn nên bệnh bạch hầu có thể xảy ra ở nơi chưa từng xuất hiện bệnh trước đó. Khi chưa có kháng thể bảo vệ, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh bạch hầu khi tiếp xúc với nguồn lây.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để chủ động phòng bệnh bạch hầu hiệu quả các quốc gia cần tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ em với lịch tiêm chủng 6 mũi lần lượt là trước 1 tuổi tiêm 3 mũi, lúc 12-23 tháng tiêm mũi 4, lúc 4-7 tuổi tiêm mũi 5 và khi 9-15 tuổi tiêm mũi 6. WHO khuyến cáo các nước nên sử dụng vắc xin phối hợp uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) tiêm nhắc để phòng đồng thời hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. |
Đăk Nông lúng túng trong việc ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu? |
Tây Nguyên thêm 12 ca bạch hầu |
Đắk Lắk: Tập trung khoanh vùng, xử lý, không để dịch bạch hầu bùng phát |