Tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, nhiều đại biểu thể hiện sự đồng tình với các giải trình chất vấn. Nội dung chất vấn chủ yếu tập trung nhiều ở các nhóm vấn đề: Triển khai thực hiện Chính phủ điện tử; quản lý mạng xã hội trong đó bao gồm quản lý thông tin xấu, độc… Đặc biệt, Bộ trưởng còn cho biết kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển báo chí tới năm 2025.
Tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, nhiều đại biểu thể hiện sự đồng tình với các giải trình chất vấn. Nội dung chất vấn chủ yếu tập trung nhiều ở các nhóm vấn đề: Triển khai thực hiện Chính phủ điện tử; quản lý mạng xã hội trong đó bao gồm quản lý thông tin xấu, độc… Đặc biệt, Bộ trưởng còn cho biết kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển báo chí tới năm 2025.
Chính phủ điện tử chậm được triển khai
Rất nhiều đại biểu hỏi chung vấn đề về xây dựng Chính phủ điện tử, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về xây dựng Chính phủ điện tử thì kết quả ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho cải cách thủ tục hành chính ra sao? Nguyên nhân và giải pháp để xử lý tình trạng chậm trễ như hiện nay?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 17.11. Ảnh: HẢI NGUYỄN |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết: “Các bộ, ngành đã cung cấp hơn 900 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4. Trong khi cách đây khoảng hơn 1 năm thì hầu hết chỉ cung cấp dịch vụ công ở mức độ 1, mức độ 2. Một số dịch vụ công ở mức độ 3, 4 đem lại hiệu quả cao, như tôi nêu là ngoài lĩnh vực hải quan, thuế thì còn có trên 21 triệu hồ sơ trực tuyến bảo hiểm xã hội Việt Nam và trên 28 triệu hồ sơ trực tuyến của các ngành. Ngay như ngành ngoại giao cũng có trên 1,6 triệu hồ sơ trực tuyến. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có gần 500.000 hồ sơ trực tuyến. Bộ Tư pháp cũng có gần 300.000 hồ sơ trực tuyến. Như vậy, ngoài các thủ tục hành chính đã cung cấp, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, để tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử thì các ngành, các cấp đã vào cuộc và đã đạt được nhiều kết quả như tôi đã nêu” - Bô trưởng nói.
“Tuy nhiên, bên cạnh đó ta cũng thấy rằng thực hiện dịch vụ công trực tuyến cũng còn nhiều hạn chế. Ví dụ, một số dịch vụ công trực tuyến triển khai nhưng chưa phát sinh hồ sơ, có hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến chỉ để phục vụ cho việc phục vụ văn thư, lưu trữ, chứ chưa đưa vào ứng dụng, chưa phát sinh hồ sơ thực hiện, một số hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu nền tảng để phát triển Chính phủ điện tử cũng chậm được triển khai” - Bộ trưởng thừa nhận và chỉ ra các nguyên nhân chính là do lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt; kinh phí đầu tư không đáp ứng được yêu cầu; cuối cùng nhưng hết sức quan trọng đó là nguồn nhân lực” - Bộ trưởng nói, đồng thời nêu giải pháp.
Chưa thu được thuế từ quảng cáo của Facebook, Google…
Về vấn đề xử lý thông tin xấu độc, nhiều đại biểu như ĐB Mong Văn Tình (Nghệ An), Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An), Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) đặt vấn đề nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của tổ chức cũng như cá nhân, xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước lan tràn trên mạng xã hội và đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp.
Vấn đề này, Bộ trưởng nhận định “mạng xã hội, Internet ra đời đã mang lại nhiều tiện ích cho con người nhưng những tác hại đem lại cũng không phải nhỏ. Thời gian qua Bộ TTTT đã làm việc với rất nhiều cơ quan liên quan để phối hợp xử lý làm thế nào để chúng ta tăng cường năng lượng tốt ở trên mạng xã hội, giảm bớt năng lượng xấu và đi đến hạn chế tối đa năng lượng xấu trên mạng xã hội. Ví dụ như tăng cường cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tuyên truyền; Làm việc với các mạng xã hội ở nước ngoài; Tăng cường hoạt động của các mạng xã hội trong nước” - Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng cho biết, sẽ thúc đẩy phát triển mạng xã hội do Việt Nam sản xuất để làm đối trọng thu hút người dùng thay vì các trang mạng xã hội nước ngoài hiện nay. Để mạng xã hội cạnh tranh được mạng toàn cầu thì chính sách phải đồng bộ, ưu tiên giảm thuế, phí, phát triển nội dung số để hình thành hệ sinh thái số lớn mạnh; khi đó mới có cơ sở tin tưởng doanh nghiệp trong nước xây dựng được mạng xã hội cạnh tranh, thay thế Facebook, Goolge trong 5-7 năm tới.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng không đơn giản, bởi cần thiết phải có “4 nhà” gồm nhà mạng viễn thông, nhà mạng xã hội, nhà quảng cáo và nhà phát triển nội dung trong nước cùng vào cuộc một cách tập trung. Phải tập trung được "4 nhà" đó thì mới hy vọng hệ sinh thái mạng xã hội của chúng ta mới thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ của 2 nhà mạng lớn” - Bộ trưởng nói.
Một thực tế mà theo Bộ trưởng tới đây cũng phải có giải pháp không để tình trạng như vậy diễn ra, đó là "Việc ngăn chặn nguồn tiền quảng cáo bất hợp pháp này rất khó khăn (tiền quảng cáo mà mạng xã hội thu về trên nền tảng kinh doanh tại Việt Nam - PV). Năm 2016 họ (Facebook, Google…) thu về 100 triệu USD nhưng không đóng một đồng thuế nào" - Bộ trưởng cho hay.
Quy hoạch báo chí: Xem xét tính đặc thù
Bộ trưởng cũng cho biết, “từ tháng 9.2015 đã tổ chức hội nghị phổ biến đề án quy hoạch, phát triển quản lý đến 2025. Đề nghị các cơ quan chủ quản chủ động tổ chức sắp xếp theo hướng quy hoạch đã được trung ương chỉ đạo. Tới nay nhiều cơ quan chủ quản đã tích cực triển khai. Ví dụ như Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính. Ngay Bộ TTTT cũng triển khai từ 8 cơ quan báo chí giờ chỉ còn 3 cơ quan, 2 báo 1 tạp chí. Theo quy hoạch thì chúng tôi vẫn chỉ có 1 báo và 1 tạp chí. Hiện chúng tôi đang tiếp tục sắp xếp lại. Tuy nhiên, một số địa phương cho biết có một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất có cơ chế đặc thù.
Ví dụ như có những báo trong quy hoạch không có nhưng đối với những cơ quan báo chí có lượng độc giả lớn, có ảnh hưởng lớn thì phải xét đến tính đặc thù. Khi triển khai Bộ TTTT cũng đã có ý kiến báo cáo Chính phủ và Ban Bí thư.
Gần đây nhất ngày 3.5, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo Bộ TTTT sớm hoàn thiện tờ trình để Thủ tướng phê duyệt đề án. Thời gian tới Bộ TTTT sẽ xem xét lại quy hoạch phù hợp với Luật Báo chí, hoàn thiện đề án trình Thủ tướng. Tôi tin là sẽ đáp ứng được thời gian và yêu cầu.
Việc triển khai Bộ TTTT đang lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan theo định hướng quy hoạch thì cơ quan quản lý còn đánh giá việc thực hiện theo tôn chỉ mục đích, để làm căn cứ tiến hành sắp xếp quy hoạch để cho đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động” - Bộ trưởng nói.
Chiều nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn
Từ 14h chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu ... |
Người Việt Nam quá dễ dãi khi sử dụng internet
Tại phiên chất vấn chiều nay (17.11), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm rõ thêm các vấn đề về quản lý mạng xã hội, ... |
Bộ trưởng TT&TT: Đã có 27 cuộc tấn công mạng tại hội nghị APEC
Tại hội nghị APEC, chúng ta phát hiện 27 cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống hội nghị cấp cao và ở trung ... |
Nhà ở xã hội nằm trên giấy vì chưa có vốn
Sáng nay (17.11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tiếp tục trả lời chất vấn về vấn đề nhà ở xã hội. ... |
https://laodong.vn/thoi-su/se-tiep-tuc-trien-khai-de-an-quy-hoach-bao-chi-576773.ldo