Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, quy định về cách tính tỷ lệ nội địa hoá linh kiện, cụm linh kiện ô tô được thực hiện từ năm 2004, tới nay sau gần 20 năm đã cho thấy nhiều nội dung không còn phù hợp thực tế, cần sửa đổi.
Sẽ thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô |
Bộ KH-CN đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Thông tư bãi bỏ các văn bản về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá với ôtô và mức độ rời rạc của các linh kiện ôtô nhập khẩu.
Theo cơ quan này, các quy định này không còn phù hợp với công nghệ sản xuất ôtô sau gần 20 năm và các quy định tại các FTA mà Việt Nam tham gia, nên đề xuất bỏ.
Theo quy định hiện hành, cùng một loại linh kiện nội, ngoại thất như nhau trên ôtô nhưng nếu vật liệu, công nghệ chế tạo khác nhau thì giá trị linh kiện chênh lệch lớn ở từng mẫu xe, phiên bản xe.
Như cùng là bộ ghế, có mẫu xe dùng ghế chỉnh cơ, vỏ bọc bằng nỉ, nhưng cũng có mẫu xe dùng ghế điều chỉnh bằng điện, vỏ bọc da, có hệ thống sưởi...
Quy định hiện hành xác định cùng là ghế ôtô nên điểm nội địa hoá như nhau, trong khi tính năng công nghệ, chất liệu và giá thành khác nhau.
Việt Nam vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước, tuy nhiên, ttheo thông lệ quốc tế, các nước tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản xuất trong nước. Điều này khiến các doanh nghiệp khó được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% nếu tỷ lệ nội địa hoá nội khối, như với ASEAN là 40%.
Về mức độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu, quy định hiện hành quy định các linh kiện nhập khẩu phải đi theo cụm, đi kèm nhiều chi tiết khác nhau.
Chẳng hạn, một chiếc ghế trong ôtô gồm 3 mảnh, thì doanh nghiệp phải nhập khẩu cả 3 mảnh đó cùng một nơi xuất xứ nhưng trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp đối tác có thể nhập linh kiện rời từ các đối tác khác nhau hoặc từ các quốc gia khác nhau để được ưu đãi.
Việc thay đổi cách tính mức độ rời rạc của linh kiện theo thông lệ quốc tế thì sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất, phù hợp với thực tế.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay: "Là cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực công nghiệp, sản xuất ôtô, Bộ Công Thương sẽ cùng Bộ KH-CN chỉnh sửa các quy định này".
Muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa, công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô phải mạnh
Dù đóng góp hàng tỉ USD vào ngân sách Nhà nước, góp phần giảm nhập siêu nhưng tỉ lệ nội địa hoá ôtô của Việt Nam vẫn ... |