(Vũ khí) - Bất chấp việc bị Mỹ đe dọa trừng phạt, Saudi Arabia vẫn âm thầm đàm phán với Nga và sắp tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.
Thông tin này được hãng TASS dẫn tuyên bố của Đại sứ Saudi Arabia tại Nga Ra\'ed Khaled Qrimli cho biết hôm 6/11, Riyadh sẽ được tiếp nhận hệ thống phòng thủ S-400 từ Nga trong tương lai gần.
"Các cuộc đàm phán giữa Nga và Saudi vẫn đang được tiến hành rất thuận lợi, tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra do một vài vấn đề nhỏ cần được thảo luận thêm", vị đại sứ này phát biểu trước truyền thông.
Tuy nhiên, theo thông tin của Rossiya 24, hiện Nga và Saudi đã chính thức ký thỏa thuận về thương vụ S-400. "Thỏa thuận về bản hợp đồng đã chính thức được 2 bên ký kết", nguồn tin này cho biết.
Hệ thống S-400 của Nga.
Thực tế này đã được Tiến sĩ Carlo Kopp (một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ) cho rằng, Mỹ hiện không làm được gì để ngăn cản Saudi Arabia mua hệ thống S-400. Ngoài ra, chuyên gia này còn nêu thêm lý do Saudi Arabia quyết mua bằng được S-400.
Theo Carlo Kopp, trước khi những thông tin này được công khai, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua một dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 khởi kiện Chính phủ Saudia Arabia về những mất mát mà họ phải hứng chịu. Dự luật "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố" (JASTA) được nhất trí thông qua tại Hạ viện. Dự luận này cũng đã được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó.
Vị chuyên gia này cho rằng, Hạ viện Mỹ đang dùng chính dự thảo luật này để gia tăng sức ép với Nhà Trắng trong việc trừng phạt Saudi Arabia do mua vũ khí Nga cũng như có những đối sách cứng rắn với Moscow. Tuy nhiên, Dự luật đã được Mỹ thông qua nhưng thỏa thuận về thương vụ S-400 vẫn được ký kết.
Theo Carlo Kopp, có nhiều nguyên nhân khiến Saudi Arabia quyết mua S-400 mà không phải THAAD của Mỹ. Trong đó, do hệ thống phòng không Nga được trang bị nhóm radar (RLS) phát hiện mục tiêu nhằm mục đích phá hủy những chiếc máy bay tàng hình hiện đại như F-22 và F-35.
Một trong những lợi thế của hệ thống tên lửa phòng thủ tầm xa S-400 là khả năng đánh chặn các mục tiêu nằm ngoài khu vực phòng không, kể cả máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry (AWACS).
Những máy bay này được Mỹ và các đồng minh NATO sử dụng, được triển khai tại căn cứ không quân Kadena (Nhật Bản) và căn cứ không quân Al-Dhafra của Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tất cả chúng đều dễ bị S-400 tấn công và do đó mất đi lợi thế là không thể tiếp cận với các hệ thống phòng không của đối phương.
Có vẻ như tiềm năng của các máy bay AWACS, được chế tạo vào những năm 1960, hiện đã cạn kiệt. S-400 cũng có thể được sử dụng chống lại các tên lửa đạn đạo. Điều này chính là lý do khiến Saudi Arabia chú ý đến loại khí tài này.
Nga đã có một bước đột phá khi cung cấp vũ khí cho một số quốc gia NATO có tương lai bất định trong khối (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước có quan hệ tốt với Mỹ như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác như UAE.
Carlo Kopp cho rằng, bước đột phá của Nga cũng rất quan trọng về mặt kỹ thuật. Hiện nay, Mỹ không có hệ thống đối thủ cạnh tranh thực sự với S-400 và Washington đang cố tình tỏ ra không có chút lo lắng nào khi các hệ thống này đang tăng lên trên khắp thế giới.
Phạm Băng Băng bị đe dọa tung thêm hợp đồng gian lận lớn
Gần đây, fan của Phạm Băng Băng đã có nhiều hành động kêu gọi cô trở lại giới giải trí và dùng những lời lẽ ... |
TT Trump đe dọa điều thêm 15.000 quân đến biên giới
Chỉ 2 ngày sau quyết định điều động 5.200 lính Mỹ đến biên giới với Mexico, Tổng thống Trump cho biết ông sẵn sàng gửi ... |
Quỳnh búp bê tập 22: Quỳnh bị Vũ đe dọa, bị đánh ghen theo âm mưu của My sói
Trong tập 22 của bộ phim Quỳnh búp bê, My sói đã tìm Quỳnh và không ngừng đe dọa, bày ra những thủ đoạn hèn ... |
Đan Nguyên