Theo ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL), để chuẩn bị cho việc thoái vốn nhà nước, PVOIL phải xác định lại giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này đang gặp vướng mắc do điều chỉnh quy định đất đi thuê phải tính lợi thuế thương mại và tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng hiện chưa có hướng dẫn thực hiện.
Ông Dương cho biết, phương án thoái vốn nhà nước tại PVOIL xuống còn 35,1% vẫn đang chờ các cơ quan quản lý phê duyệt. Để chuẩn bị cho việc thoái vốn này, PVOIL sẽ lại phải xác định lại giá trị doanh nghiệp vì giá trị doanh nghiệp PVOIL được xác định trước đó là từ ngày 31/12/2015, đã hơn 3 năm và đã quá thời hạn. Việc xác định lại này gặp vướng mắc liên quan đến việc PVOIL có một số lô đất thuê trả tiền hằng năm.
Theo cách định giá trước đây thì đất thuê trả tiền hằng năm không tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng theo quy định mới phải xác định lợi thế thương mại của lô đất đó và quy ra tiền để đưa vào giá trị doanh nghiệp. “Tôi cho rằng quy định mới này về mặt chủ trương của nhà nước là hoàn toàn đúng đắn nhưng hiện nay chưa có bất cứ một hướng dẫn nào cho doanh nghiệp về việc xác định giá trị lợi thế thương mại đối với những lô đất thuê trả tiền hằng năm này. Việc đó chúng tôi phải chờ hướng dẫn và như vậy sẽ kéo dài tiến độ, bởi nếu không xác định được giá trị doanh nghiệp thì không thể thực hiện được các bước tiếp theo của quá trình thoái vốn. PVOIL mong muốn các Bộ, ngành liên quan sớm có văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp về vấn đề này”, ông Dương nói. Đây không phải là vướng mắc riêng với PVOIL mà của rất nhiều các doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải xác định giá trị doanh nghiệp.
Cửa hàng xăng dầu của PVOIL
Tổng giám đốc PVOIL Cao Hoài Dương cho biết, sau đợt IPO thành công 20% cổ phần vào tháng 1/2018, PVOIL tiếp tục tìm kiếm đối tác chiến lược bằng cách chào bán 45,4% cổ phần. Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, muốn trở thành cổ đông lớn của PVOIL như SK Energy (Hàn Quốc), Idemitsu (Nhật Bản), Vietjet... PVOIL đã trình kế hoạch thoái vốn (đã điều chỉnh) lên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để bán 45,4% cổ phần thông qua đấu giá công khai và theo lô. Theo kế hoạch, PVOIL đề xuất lên PVN nhiều phương án trong đó có chia việc bán cổ phần làm 2 đợt; đợt 1 bán 30% và đợt 2 là 15%. Ông Dương khẳng định, việc thoái vốn theo lô là để tìm kiếm được những cổ đông lớn, có năng lực tài chính, có kinh nghiệm quản trị, kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm xăng dầu, có uy tín, thương hiêu quốc tế để hỗ trợ PVOIL phát triển sản xuất kinh doanh bền vững.
Mai Phương
Thiếu một chữ ký, PVOIL mất 20 tháng để được hoàn trả 67 tỷ đồng tiền thuế
Ngày 23/1, trả lời phỏng vấn trong cuộc gặp mặt báo chí đầu năm 2019, Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) ... |
PVOIL hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018
Chiều 20/12, tại TP HCM, Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng, hoạt ... |
PVOIL Lào và Shell Thái Lan ký kết hợp đồng mua bán xăng dầu
Ngày 9/11, tại trụ sở Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL), PVOIL Lào và Shell Thái Lan đã tổ chức Lễ ký ... |
Vinfast và PV Oil hợp tác triển khai trạm sạc và thuê pin cho xe điện
(VTC News) - Ngày 25/10/2018 tại Hà Nội, Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast (Tập đoàn Vingroup) và Tổng Công ty Dầu ... |