Hình ảnh phụ huynh các trường tại tỉnh Nam Định xếp hàng đều tăm tắp chờ đón con vừa đẹp lại mang đến sự an toàn, thiện cảm.
Bắt đầu từ năm học mới (2019-2020), chị Vũ Thị Hoài thực hiện ký cam kết tuân thủ luật An toàn giao thông với trường tiểu học Nam Đào (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Trong những nội dung này phụ huynh được nhà trường mời xếp hàng đón con..
Nhà trường không thích mở cửa sớm, hàng trăm học sinh phải chạy nhảy ngoài đường |
Do địa thế của trường Tiểu học Nam Đào nằm ngay mặt đường, gần ngã tư chợ Chùa nhộn nhịp cho nên trước đây thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông đặc biệt là trong thời điểm đầu và cuối mỗi buổi học.
Đây cũng là thực trạng của nhiều trường trên địa bàn tỉnh nhất là những trường ở thành phố.
Để hạn chế tình trạng này Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tại Nam Định quán triệt phụ huynh và học sinh tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như thực hiện văn hóa: “xếp hàng đón con”.
Theo đó, phụ huynh đưa, đón con sẽ đỗ xe sát cổng trường, mép đường, tạo thành hàng lối ngay ngắn, không có tình trạng đỗ xe giữa đường hay ngay trước cổng trường.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng triển khai việc phân luồng cho học sinh ra về bằng cổng chính hoặc cổng phụ; các cô giáo hướng dẫn các em học sinh (đối với trẻ được bố mẹ đưa đón) xếp thành hàng bước ra cổng.
|
|
Hình ảnh phụ huynh trường tiểu học Nam Đào xếp hàng đón con (Ảnh:V.N) |
Sau khi thực hiện thành công ở hai trường: Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ và Trung học cơ sở Phùng Chí Kiên, mô hình trên đã lan tỏa khắp các trường tại tỉnh Nam Định.
Chị Vũ Thị Hoài vui mừng nói: “Bây giờ đi đón con tôi thấy mọi người đều xếp hàng ngay ngắn vừa đẹp mắt lại vừa đảm bảo an toàn giao thông.
Như trước kia mỗi lần đi đón con là khổ sở vì ách tắc, còi xe inh ỏi và cũng không ít lần có những vụ xô xát giữa phụ huynh đi đón con và những người đi xe qua đây.
Con tôi cũng nói: Từ ngày bố mẹ xếp hàng ngay ngắn đón con, trường được lên nhiều báo vừa đẹp lại vừa an toàn.
Tôi nghĩ rằng mỗi phụ huynh nên ý thức được những hành động đẹp, chấp hành và tuân thủ luật An toàn giao thông như vậy mới dạy được con mình”.
|
|
Học sinh trường tiểu học Nam Đào xếp hàng khi đi học về (Ảnh:V.N) |
Theo phản ánh của phụ huynh, giáo viên việc xếp hàng ngay ngắn đón con không chỉ là một nét đẹp văn hóa giao thông mà còn đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học.
Sự thành công của mô hình: xếp hàng đón con không chỉ dừng lại ở tỉnh Nam Định mà còn lan tỏa đến nhiều địa phương khác trên cả nước trong đó có tỉnh Hà Tĩnh.
Tại 3 huyện: Kỳ Anh, Nghi Xuân và Lộc Hà đã có 140 trường hưởng ứng và tham gia mô hình trên.
Nhận thấy sự hiệu quả, Huyện đoàn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã chỉ đạo Đoàn xã Kỳ Phú, Kỳ Tân, Kỳ Châu phối hợp cùng các trường mầm non, tiểu học ra quân tuyên truyền, nhắc nhở học sinh và phụ huynh thực hiện.
Hiệu ứng được lan tỏa mạnh mẽ hơn khi nhận được sự đồng thuận của phụ huynh và ủng hộ, biểu dương của toàn xã hội.
|
|
Phụ huynh xếp hàng trả lại đường thông hè thoáng cho người tham gia giao thông (Ảnh:V.N) |
Thiết nghĩ, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng nên thực hiện theo mô hình này để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, trên địa bàn Hà Nội, trước cổng nhiều trường học thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông trong giờ tan tầm.
Tại địa bàn Quận Cầu Giấy - nơi có mật độ đông đảo các trường, vào thời điểm tan tầm lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông tương đối lớn, lại chưa có lực lượng phân luồng dẫn đến tình trạng mất an toàn cho học sinh.
Trường Dịch Vọng B nằm trong khu vực thường xuyên tắc nghẽn giao thông nhất là đầu buổi học cũng như khi tan học. Khu vực này cũng tập trung nhiều trường học.
Trường Tiểu học Dịch Vọng B đối diện Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng vì thế số lượng học sinh, phụ huynh , phương tiện giao thông trong những giờ cao điểm tăng cao.
|
|
Tại Thủ đô trước cổng trường rất mất an toàn, bát nháo (Ảnh:V.N) |
Tổng số học sinh của Trường Tiểu học Dịch Vọng B và trường Trung học cơ sở Dịch Vọng có khoảng 4.000 em.
Nếu như học sinh Trung học cơ sở phần lớn có thể tự đến trường thì gần 2.000 học sinh tiểu học bắt buộc phải có phụ huynh đưa đón.
Chính vì thế chỉ tính sơ bộ trong thời gian cao điểm đã có khoảng 5.000 – 6.000 phụ huynh và học sinh tham gia giao thông.
Chưa kể đến các phương tiện giao thông cá nhân của người dân. Vì thế nguy cơ xảy ra va chạm giao thông luôn tiềm ẩn.
Một số em do bố mẹ có việc bận không thể đứng đợi đến khi trường cho vào học nên hay băng qua đường có khu vui chơi.
|
|
Phụ huynh Hà Nội có thể học tập phụ huynh Nam Định xếp hàng đón con (Ảnh:V.N) |
Chị Vũ Thị Hằng, nhà ở đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) chia sẻ: “Trong thời gian cao điểm từ 7 giờ 15 sáng hay 17h chiều, đây là thời gian phụ huynh đưa đón con đi học.
Tại cổng trường Dịch Vọng B cả một đoạn dài gần 200m vốn đã đông người qua lại càng ùn tắc hơn bởi sự hiện diện của phần lớn phụ huynh.
Nhiều hôm tôi đành phải gửi xe máy cách trường 100m để đi bộ mới kịp đưa con vào học.
Đôi khi mình quan sát thấy rất huy hiểm vì xe cộ đi lại nườm nượp, các cháu băng qua đường vô cùng nguy hiểm. Chỉ mong sao nhà trường có biện pháp phối hợp với phụ huynh đón con trong trật tự, kỷ luật”.
Với những tâm tư của phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội có thể học tập mô hình: Xếp hàng đón con của tỉnh Nam Định để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, hướng đến mục tiêu xây dựng cổng trường an toàn.
Vũ Ninh
Vì sao nhiều trường học sốt sắng vận động phụ huynh đăng ký sổ liên lạc điện tử?
Vì sao nhà trường lại cứ kiên quyết bắt giáo viên tìm mọi cách để buộc phụ huynh phải đăng ký dịch vụ tin nhắn ... |
"Đóng tiền ít, phụ huynh khác sẽ phải bù để nuôi con chị"
Nữ hiệu trưởng mầm non ở Hà Tĩnh cho rằng các khoản tự nguyện trong khuôn khổ cho phép. Bà đặt giả thiết, ai cũng ... |
Phụ huynh bức xúc tố Hiệu trưởng tự ý chia học bổng của học sinh nghèo
Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột bị tố tự ý chia tiền học bổng hỗ trợ ... |