Phạt đến 5 triệu nếu bắt con làm việc nhà quá sức

Phạt tiền từ 3-5 triệu đối với hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian...

Bộ Tư pháp đang tiến hành thẩm định dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) chủ trì xây dựng.

Theo tờ trình của Bộ LĐ-TB-XH, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có cách tiếp cận mới về quyền trẻ em, trong đó bao gồm nhiều quy định mới về quyền và nghĩa vụ so với luật cũ như: cấm bạo lực đối với trẻ em; quyền của trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em; trách nhiệm cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột cho gia đình, cơ sở giáo dục; cấm tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng,…

Do đó, một trong những điểm mới của dự thảo của Nghị là sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.

phat den 5 trieu neu bat con lam viec nha qua suc

Cha mẹ có thể bị phạt từ 3-5 triệu đồng nếu bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức. Ảnh minh họa

Dự thảo bỏ một số quy định trùng lắp với quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) gồm: hành vi chiếm đoạt tiền, hàng cứu trợ; hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế, cho vay vốn; giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật... và sửa đổi, điều chỉnh một số hành vi vi phạm, mức phát tiền và biện pháp khắc phục hậu quả để phù hợp với các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan và tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

Bổ sung quy định về cấm bạo lực với trẻ em; cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em; cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác; về quyền bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em; trách nhiệm cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;

Hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; sửa đổi, điều chỉnh một số hành vi vi phạm, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả để phù hợp với các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan và tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

Cụ thể, dự thảo nghị định đề xuất phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Bắt trẻ em nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, chửi mắng, đe dọa, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Phạt tiền từ 3- 5 triệu đồng đối với hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

Hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn bị đề xuất phạt tiền từ 10- 15 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10- 15 triệu đồng đối với hành vi bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. Ngoài việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính thì biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em (nếu có).

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức phạt tiền từ 10- 15 triệu đồng đối với một trong số các hành vi: Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm và thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.

Dự thảo nghị định cũng nêu rõ về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Phạt tiền từ 20- 30 triệu đồng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng khi không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng không cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em hoặc không sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

Minh Thái

phat den 5 trieu neu bat con lam viec nha qua suc Nghi vấn bé trai 2 tuổi bị cứa vòng quanh dương vật ở Hà Nội

Thông tin bé N.M.C. - con trai anh Nguyễn Văn M. SN 1992, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội nghi bị vết cứa vòng ...

phat den 5 trieu neu bat con lam viec nha qua suc Mẹ kế cô lập con riêng 10 tuổi của chồng để dễ bạo hành

Trinh bàn với Nam "dạy dỗ" Duy bằng cách thường xuyên đánh đập, không cho đi học, không cho gặp người thân.

phat den 5 trieu neu bat con lam viec nha qua suc Bố đẻ đánh con trai 10 tuổi gãy xương sườn đối diện mức án nào?

Theo cáo trạng, Nam và vợ hai nhiều lần hành hạ, đánh đập bé Hùng (con riêng của Nam) khiến nạn nhân gãy xương sườn, ...

/ http://baodatviet.vn