Phải xử nghiêm cả người bán lẫn người mua!

Không thể tưởng tượng nổi khi thông tin về vụ việc Trường Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) gian dối đào tạo và cấp phát văn bằng 2 đồng loạt xuất hiện trên mặt báo trong những ngày gần đây.

Vẫn biết lâu nay chuyện gian dối bằng cấp đã và đang diễn ra khá công khai, nhưng ở mức độ có tổ chức, được hợp thứ hóa bằng cơ quan nhà nước (ĐHĐĐ cấp bằng, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cấp phôi bằng), với số lượng lớn, công khai, diễn ra trong thời gian dài thì quả là điều không ai ngờ tới. Cơ quan công an cũng đã xác định, đây là hoạt động có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia trên quy mô toàn quốc.[1]

Mặc dù không được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo văn bằng 2, nhưng trường ĐHĐĐ vẫn tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng quy trình cho khoảng 3.000 học viên trên cả nước. Từ đầu năm 2018 đến nay, lãnh đạo trường này đã cấp khống hàng trăm văn bằng 2 đại học chính quy ngành Ngôn ngữ Anh cho các học viên mà không phải qua thi tuyển, không tham gia đào tạo, thu lợi bất chính với số tiền hàng chục tỷ đồng.[2]

Đáng “quan ngại” là các trường hợp sử dụng văn bằng giả mạo của Trường ĐHĐĐ đều là những người nắm giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành; phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh.

phai xu nghiem ca nguoi ban lan nguoi mua
Cơ quan ANĐT thực hiện quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam.

Với những thông tin trên thì vụ việc của Trường ĐHĐĐ không chỉ giới hạn là chuyện lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân mà tính chất, mức độ còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Tại sao nhóm cán bộ lãnh đạo ở ĐHĐĐ gồm Hiệu trưởng Dương Văn Hòa, Phó trưởng Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên Trần Ngọc Quang và 2 cán bộ nhà trường là Phạm Vân Thùy và Lê Thị Lương lại có thể ung dung làm điều phi pháp trong một thời gian dài? Có hay không việc ai đó dung túng cho ĐHĐĐ làm việc này?

Những người có “uy tín, vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành” mua bằng của ĐHĐĐ để làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh là ai?

Trả lời những câu hỏi này, chắc hẳn không khó lắm. Tất cả đã có địa chỉ, có danh tính, có biên lai, không khó để vụ việc phải kéo dài hàng năm như vụ gian lận thi năm 2018. Vấn đề cốt tử vẫn là chúng ta có làm một cách kiên quyết, mạnh mẽ, triệt để, nhằm trả lại sự trong sạch cho bộ máy công quyền, cho giáo dục đại học và nền học thuật nước nhà hay không.

Nghĩ đến chuyện hàng trăm cán bộ “có uy tín, vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành” đang sử dụng bằng giả mà thấy lo lắng cho sự an nguy của đất nước. Họ đã gian dối như thế thì không thể mong gì ở họ sự liêm sỉ, lòng nhiệt huyết, toàn tâm toàn ý vì đất nước, vì nhân dân.

Một khi đã bỏ tiền mua bằng lừa dối tổ chức và nhân dân; chạy ghế, chạy quy hoạch thì sớm muộn gì họ cũng sẽ lạm dụng quyền lực, tham nhũng, mưu lợi ích nhóm. Họ đã mua bằng để khỏa lấp trí tuệ ngắn thì những danh xưng mà họ đoạt được sau này như thạc sĩ, tiến sĩ rồi Phó giáo sư, giáo sư sẽ là thảm họa đối với nền học thuật nước nhà. Những trí thức chân chính sẽ không còn đất để “dụng võ” một khi trí thức giả cầy nhan nhản khắp mọi nơi.

Bởi thế, vấn đề không chỉ xử lý các ông Hòa, ông Quang, bà Thùy, bà Lương tội gì, bao nhiêu năm tù. Nếu không nghiêm trị những kẻ mua bằng để tiến thân, nếu không kiên quyết loại họ khỏi bộ máy công quyền thì chuyện lại đâu vào đó, bằng giả và gian dối vẫn ngự trị trong các cơ quan ban ngành và nền học thuật nước nhà.

Ở đây cũng xin nói thêm phản ứng của dư luận trước vụ việc của ĐHĐĐ. Có bao nhiều trường trong cả nước đang đào tạo văn bằng 2 kiểu ĐHĐĐ? Ai chịu trách nhiệm?[3]

phai xu nghiem ca nguoi ban lan nguoi mua Sẽ có biện pháp mới để thu thuế người bán hàng online
phai xu nghiem ca nguoi ban lan nguoi mua Người bán dung môi cho Trịnh Sướng sản xuất xăng giả bị tạm giữ
phai xu nghiem ca nguoi ban lan nguoi mua Né người băng qua đường, xe khách tông liên hoàn làm 3 người thương vong
/ vietnamnet.vn