Nhiều người tỏ ra lo lắng cho nhóm cổ phiếu FLC sau khi Chủ tịch Tập đoàn Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam vì hành vi thao túng chứng khoán.
Thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt khiến nhóm cổ phiếu FLC được dự báo sẽ đón nhận những phiên giao dịch “lau sàn” trong những ngày tiếp theo, sau khi đã liên tục trượt dốc vì vị đại gia này bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 26/3.
Ảnh minh họa: VnExpress |
Trong phiên giao dịch ngày 10/1, trước việc Chủ tịch FLC bán gần 75 triệu cổ phiếu, cổ phiếu tập đoàn này nhanh chóng lập kỷ lục về thanh khoản khi khớp lệnh xấp xỉ 135 triệu cổ phiếu. Nhưng sau khi hành vi bán chui của ông này bị bại lộ và cơ quan chức năng liên tiếp vào cuộc xử phạt, nhóm cổ phiếu FLC lập tức lao dốc không phanh.
Cụ thể, trong phiên 11/1, cổ phiếu FLC giảm 5,9% còn 19.900 đồng/cp, tổng khối lượng khớp lệnh đạt xấp xỉ 155 triệu đơn vị, trong đó có gần 95 triệu đơn vị khớp ở giá sàn 19.700 đồng/cp.
Còn ở phiên giao dịch 12/1, hàng loạt cổ phiếu FLC tiếp tục rớt sàn, xuống 18.550 đồng/cp, giảm tương ứng 6,78%.
Tương tự, sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh, ngày 28/3, giá cổ phiếu FLC giảm sàn 6,85% khiến giá trị cổ phiếu ông Quyết nắm giữ cũng giảm tương ứng 215 tỷ đồng về còn 2.930 tỷ đồng.
Tại CTCP Xây dựng FLC FAROS (ROS), ông Quyết nắm 23.717.556 cổ phiếu. Giá cổ phiếu ROS thời điểm đó giảm sàn 7% cũng khiến ông Quyết mất 15,6 tỷ đồng.
Tại CTCP Chứng khoán BOS (ART) ông Quyết nắm 3.156.000 cổ phiếu. Giá cổ phiếu này chốt phiêngiảm 9,65% khiến ông Quyết mất 3,47 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong phiên 28/3, giá trị cổ phiếu mà ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ đã giảm 234,07 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu FLC duy trì tình trạng trắng bên mua từ đầu đến hết phiên. Tổng lượng dư bán sàn và dư bán tại phiên khớp lệnh đóng cửa (ATC) của nhóm cổ phiếu FLC lên tới hơn 230 triệu đơn vị. Đây là lượng dư bán sàn quy mô lớn, đạt mức kỷ lục của sàn chứng khoán trong suốt 20 năm thị trường đi vào hoạt động. Dù lượng bán mạnh nhưng giao dịch khớp lệnh mỗi mã chỉ đạt vài triệu cổ phiếu.
Đến phiên 29/3, tuy thị trường chứng khoán đã đảo chiều nhưng cổ phiếu FLC vẫn "nằm sàn" khi giảm 6,9% về 12.650 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 950 đồng/cổ phiếu.
Không những thế giao dịch của mã FLC tiếp tục xu hướng tiêu cực, trong trạng thái “trắng bảng” bên mua.
Tương tự, một số cổ phiếu “họ” FLC như ROS (Xây dựng FLC Faros), HAI (Nông dược H.A.I), AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS), ART (Chứng khoán BOS) cũng trong xu hướng đi lùi.
Thực tế trên khiến nhiều ý cho rằng, việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam vào ngày 29/3 sẽ kéo dài chuỗi ngày u ám của nhóm cổ phiếu FLC trong phiên giao dịch ngày 30/3 và thậm chí trong những ngày tiếp theo. Nhóm này khả năng cao là rơi vào tình trạng trắng bên mua sau khi nhiều nhà đầu tư hoàn tất “bắt đáy”.
Tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu FLC còn được dự báo có thể lan khắp thị trường, nhất là các mã vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao và nhóm cổ phiếu bất động sản.
Hôm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã lên tiếng trước thông tin ông Trịnh Văn Quyết vướng vòng lao lý. Theo đó, UBCKNN khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.
Thao túng chứng khoán, ông Quyết FLC được cho là đã chiếm hưởng bao nhiêu tiền?
Trịnh Văn Quyết đã điều hành nhân viên sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức thông đồng với nhau liên tục ... |
FLC thông tin chính thức về việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam
Tập đoàn FLC phát đi thông cáo sau khi công an bắt tạm giam Chủ tịch Trịnh Văn Quyết vì hành vi thao túng thị ... |