Ông Trần Văn - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội: Ngành Dầu khí rất cần cơ chế đặc thù riêng

Ngành Dầu khí rất cần có các chính sách, cơ chế đặc thù riêng, phù hợp với yêu cầu ưu tiên tập trung nguồn lực quốc gia để hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế làm nền tảng để đất nước đi vào giai đoạn phát triển cao hơn

ong tran van nguyen pho chu nhiem uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi nganh dau khi rat can co che dac thu rieng

Ông Trần Văn, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

Chúng ta phải xác định dầu khí là một ngành kinh tế đặc biệt, ngành công nghiệp ưu tiên, do đây là ngành có tính chất thiết yếu quan trọng đối với quốc gia, gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng, có tác động và ảnh hưởng lan tỏa đối với xu hướng phát triển của toàn ngành công nghiệp và cả nền kinh tế như: Thâm dụng công nghệ, giá trị gia tăng cao; làm nền tảng cho sự phát triển của khoa học công nghệ; có khả năng đi tắt, đón đầu về công nghệ, sử dụng công nghệ cao…

Vì vậy, ngành Dầu khí rất cần có các chính sách, cơ chế đặc thù riêng, phù hợp với yêu cầu ưu tiên tập trung nguồn lực quốc gia để hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế làm nền tảng để đất nước đi vào giai đoạn phát triển cao hơn, trong đó có việc bảo đảm nguồn vốn để ngành Dầu khí thực hiện các mục tiêu chiến lược, để không chỉ vì những khó khăn, mất cân đối nhất thời của ngân sách Nhà nước mà cắt giảm nguồn vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Ông Đặng Xuân Phương - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội: Những thách thức khách quan

Trong 30 năm qua, ngành Dầu khí luôn là một trong những trụ cột lớn về kinh tế biển của đất nước, bên cạnh các ngành truyền thống như thủy sản, hàng hải, gần đây là du lịch biển.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngành Dầu khí gặp những thách thức to lớn trong sản xuất kinh doanh, sản lượng khai thác có nguy cơ sụt giảm và tỉ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước thời gian gần đây cũng giảm.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, những khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành Dầu khí trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới, trong bối cảnh chung của thế giới, là hết sức khách quan. Sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là việc Mỹ ứng dụng công nghệ để sản xuất dầu đá phiến làm giảm chi phí sản xuất dầu khí rất nhiều... Do đó, sự ảnh hưởng của tình hình thế giới đến hoạt động ngành Dầu khí nước ta cũng là bình thường.

ong tran van nguyen pho chu nhiem uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi nganh dau khi rat can co che dac thu rieng Tầm nhìn của một vĩ nhân với ngành Dầu khí

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn chiến lược của một vĩ nhân thiên tài đã tiên lượng và đặt nền móng cho nền ...

ong tran van nguyen pho chu nhiem uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi nganh dau khi rat can co che dac thu rieng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Dầu khí là ngành kinh tế rất quan trọng của đất nước”

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để nghe báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ năm ...

ong tran van nguyen pho chu nhiem uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi nganh dau khi rat can co che dac thu rieng Khoa học công nghệ trong ngành Dầu khí: Nền tảng phát triển bền vững

Từ khi ngành Dầu khí Việt Nam ra đời đến nay, khoa học công nghệ (KHCN) luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát ...

ong tran van nguyen pho chu nhiem uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi nganh dau khi rat can co che dac thu rieng "Ngành Dầu khí đã thực hiện được di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh"

Đó là khẳng định của ông Vũ Văn Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản sau chuyến thăm và làm việc với các ...