Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét lại nghiêm túc quản lý Nhà nước đối với phế liệu nhập khẩu.
Quan điểm này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 30/8 khi đề cập tới tình trạng ùn ứ container phế liệu tại các cảng Sài Gòn, Hải Phòng.
Theo ông, việc cấp phép nhập khẩu phế liệu thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên & Môi trường; cấp phép tạm nhập tái xuất thuộc Bộ Công Thương. Song thực tế rà soát, Bộ Công Thương không cấp phép tạm nhập tái xuất container phế liệu nào.
Dẫn lại báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, người phát ngôn Chính phủ cho hay, phần lớn container phế liệu được nhập về do nhu cầu của doanh nghiệp trong sản xuất giấy, thép. Đây là những nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra của cơ quan hải quan lại không đúng như vậy. Nhiều container vô chủ, giấy phép nhập khẩu, giấy giám định thư... đều không đúng với đăng ký ban đầu.
Quan trọng hơn, theo ông, Bộ Tài nguyên đã không công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá thế nào là lô hàng nhập khẩu phế liệu, thay vào đó chỉ là văn bản hướng dẫn nên "không đủ thẩm quyền, tính pháp lý".
"Quản lý Nhà nước vấn đề này cần xem xét lại", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
|
|
Rác thải phế liệu được nhập về cảng Sài Gòn. |
Ông cho biết, Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các tỉnh, thành có cảng biển rà soát lại quá trình nhập khẩu phế liệu. Bộ Tài nguyên được giao chủ trì thanh tra toàn bộ các lô hàng phế liệu được nhập vào Việt Nam để có báo cáo chính thức gửi Thủ tướng.
Lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ Công an tiến hành điều tra, xem xét tổng thể vấn đề "để báo cáo Thủ tướng khách quan hơn".
“Việc có hay không lợi dụng danh nghĩa công ty để nhập khẩu phế liệu, mua bán giấy phép nhập khẩu phế liệu... sẽ được làm rõ”, ông Dũng nói.
Cách đây 3 ngày, tại cuộc họp đôn đốc các bộ, ngành trong triển khai chỉ thị của Thủ tướng về rà soát, xử lý nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phê bình các bộ khi tiếp tục cho phép nhiều lô hàng phế liệu được nhập sau chỉ đạo của Chính phủ. "Không thể buông lỏng tình trạng này", người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh.
Các hoạt động nhập khẩu phế liệu được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, riêng nhu cầu nhập phế liệu của doanh nghiệp sản xuất giấy, thép... vẫn được duy trì cấp phép.
Thống kê của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, 6 tháng đầu năm, lượng rác, phế thải về TP HCM qua cảng này tăng mạnh với khoảng 8.000 container tồn đọng tại cảng. Một phần ba số đó đã nhập về trên 90 ngày nhưng vẫn chưa doanh nghiệp nào đến làm thủ tục thông quan. Đây là tình trạng đáng báo động khi lượng rác, phế liệu về Việt Nam tăng gấp nhiều lần so với năm trước đó.
Hai giám đốc trong đường dây 10.000 container phế liệu trái phép bị bắt giữ
Nhà chức trách đang điều tra những người liên quan đến việc nhập hơn 10.000 container phế liệu các cảng biển ở Việt Nam. |
Sau 40 năm tái chế phế liệu, Trung Quốc chiếm 50% xuất khẩu nhựa thế giới, Việt Nam đang nối gót!
Tiềm năng có, nhưng vấn đề dư luận bức xúc là: "Trung Quốc giảm thiểu ô nhiễm và cắt nhập phế liệu, Việt Nam lại ... |
10 trùm phế liệu giàu nhất thế giới
Dưới đây là những doanh nhân kiếm hàng tỷ USD từ việc thu gom, xử lý và tái chế giấy rác, sắt vụn... |
Nguyễn Hoài