Diễn ra trong bối cảnh toàn cầu và chủ nhà Nhật Bản nói riêng đang chống chọi với đại dịch Covid-19, nên Olympic Tokyo chứng kiến những điều lần đầu xuất hiện.
Tốn kém nhất lịch sử
Theo truyền thông Nhật Bản, tính từ Olympic 1960 đến nay, chi phí cho mỗi kỳ Olympic vào khoảng 6 tỷ USD. Tuy nhiên, chi phí tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo ước tính ban đầu là 294 tỷ yên (2,67 tỷ USD) đã tăng vọt khoảng 5 lần lên gần 1.644 tỷ yên (14,9 tỷ USD). Đây được ghi nhận là con số chi phí cao nhất lịch sử các kỳ Thế vận hội.
Nguyên nhân là bởi chi phí phát sinh do đại hội bị hoãn tới 1 năm (kéo theo hàng loạt khoản chi cho bảo trì, bảo dưỡng, thuê nhân lực, cơ sở vật chất...) và công tác phòng chống dịch Covid-19 cho tất cả thành viên tham gia.
Olympic Tokyo được ghi nhận tốn kém nhất, vắng vẻ nhất và cũng đặc biệt nhất lịch sử. |
Kỳ Olympic vắng vẻ nhất
Trước sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 tại Nhật Bản và Thủ đô Tokyo nói riêng, ban tổ chức buộc phải áp dụng biện pháp mạnh, đó là đóng cửa tất cả các địa điểm thi đấu, không cho khán giả vào sân.
Lễ khai mạc cũng được giản tiện tối đa, hàng nghìn chỗ ngồi tại nhà thi đấu Olympic - Thủ đô Tokyo - bỏ trống, dưới sân, các đoàn thể thao cũng hạn chế số lượng thành viên dự nghi thức diễu hành truyền thống.
Olympic Tokyo vì thế trở thành kỳ Thế vận hội vắng vẻ nhất lịch sử. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các cuộc tranh tài, quảng bá hình ảnh và sức lan toả của giải đấu, đồng thời kéo theo những thiệt hại về kinh tế (tiền bán vé, sản phẩm du lịch, bán thương quyền giải đấu, tiền tài trợ...)
Hàng loạt VĐV lỡ hẹn vì lý do sức khoẻ
Olympic là giải đấu mà tất cả VĐV trên thế giới đều muốn góp mặt. Thế nhưng, rất nhiều người đã lỡ hẹn do mắc Covid-19 trước và trong thời gian tới Nhật Bản dự đại hội.
Hôm 22-7, tức một ngày trước khi diễn ra các môn thi đầu tiên, ban tổ chức cho biết mới chỉ có 195 đoàn (trên tổng số 206 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký tham gia) có mặt tại Nhật Bản để tranh tài.
Những trải nghiệm đặc biệt
Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các VĐV dự Olympic Tokyo phải thực hiện đeo khẩu trang, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày, bị hạn chế di chuyển và giao lưu.
Cũng bởi yêu cầu về phòng chống dịch mà lần đầu tiên trong lịch sử, nghi thức trao huy chương sẽ không có quan chức trao mà VĐV tự lấy huy chương đeo lên cổ mình. Việc ôm hôn, bắt tay giữa các VĐV trên bục nhận trao huy cũng là hành vi bị nghiêm cấm.
Một số VĐV, đoàn thể thao khi nhập Làng VĐV (hoặc các trường hợp dính Covid-19, tiếp xúc với F0 trong thời gian ở tại Làng) phải chấp hành cách ly, và được khuyến cáo rời Làng VĐV càng sớm càng tốt sau khi đã hoàn thành các nội dung thi.
Và còn rất nhiều điều khác biệt mà hơn 11.000 VĐV đã, đang và sẽ tiếp tục trải nghiệm trong những ngày tới.
Olympic Tokyo: Thần đồng Real Madrid ghi bàn, Nhật Bản khởi đầu suôn sẻ
Olympic Nhật Bản đánh bại Olympic Nam Phi bằng siêu phẩm cứa lòng của ngôi sao Takefusa Kubo trong trận đấu vừa kết thúc cách ... |
Olympic Tokyo sắp khai mạc: Đạo diễn, nghệ sĩ liên tục vướng bê bối
Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 quyết định sa thải đạo diễn của lễ khai mạc do bê bối phát ngôn từ cách đây hơn ... |
CĐV Việt Nam được xem miễn phí Olympic Tokyo 2020
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thông báo đạt thoả thuận bản quyền phát sóng Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. |