Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 5 trong các rủi ro về sức khỏe, xếp ngay sau hút thuốc.
Viện Hiệu ứng sức khỏe Mỹ (HEI) ngày 3/4 đã công bố nghiên cứu về tình trạng không khí toàn cầu 2019 (SOGA2019) cho biết, tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà có thể rút ngắn tuổi thọ của trẻ em sinh ra ngày hôm nay khoảng 2 năm 6 tháng.
Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu 2019. Ảnh chụp màn hình.
Báo cáo và trang web lần đầu tiên ước tính ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thời gian con người sống hoặc tuổi thọ của họ. Trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ trung bình 20 tháng trong năm 2017, một tác động toàn cầu không kém gì so với tác động của việc hút thuốc.
"Sức khỏe của một đứa trẻ rất quan trọng đối với tương lai của mọi xã hội, và bằng chứng mới nhất này cho thấy cuộc sống bị rút ngắn hơn nhiều đối với bất kỳ ai sinh ra trong bầu không khí bị ô nhiễm cao," ông Dan Greenbaum, Chủ tịch HEI cho biết. Hiện các quốc gia Nam Á - Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan – đã dẫn đầu thế giới về ô nhiễm, với hơn 1,5 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí.
Theo thống kê, trong năm 2017, ô nhiễm không khí gây ra gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do đột quỵ, đau tim, tiểu đường, ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính. Trong đó, một nửa tổng số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, hơn 1,5 triệu người chết do ô nhiễm không khí đến từ các quốc gia Nam Á.
\'Cái chết\' thầm lặng từ ô nhiễm không khí
Gần đây báo chí lên tiếng nhiều về ô nhiễm không khí đã vượt chuẩn ở TP.HCM và Hà Nội. Vậy người dân phải \'chịu ... |
Ô nhiễm không khí - hiểm họa bị phớt lờ tại châu Á
Hầu hết người dân ở Nam Á và Đông Nam Á đều không biết rõ về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ... |