Nới trần vay nợ nước ngoài thêm 60.000tỷ: Tăng nợ công

Vấn đề tôi lo ngại không phải là tăng vay nợ trong nước hay nước ngoài mà là tổng nợ công quốc gia sẽ tăng, giảm thế nào?

Tăng nợ công

PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho rằng, việc nới nợ vay nước ngoài hay vay trong nước đều có nguy cơ làm tăng nợ công của quốc gia và với nợ nào nhà nước và người dân Việt Nam cũng đều phải trả.

noi tran vay no nuoc ngoai them 60000ty tang no cong

Nợ công Việt Nam đang tăng nhanh. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vay vốn nước ngoài luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với nguồn vốn vay trong nước như rủi ro về chênh lệch tỉ giá, đáng ngại hơn, tăng nợ nước ngoài còn liên quan tới việc xếp hạng, đánh giá uy tín, tín nhiệm về năng lực tài chính của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Do đó, PGS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng, phương hướng tốt nhất vẫn nên hướng tới khai thác dòng vốn trong nước, cố gắng huy động tối đa nguồn lực từ các lĩnh vực trong nền kinh tế nội địa để đầu tư, phát triển, xây dựng kinh tế, hạ tầng.

Về quyết định cho phép tăng mức trần nguồn vốn vay nước ngoài từ 300.000 tỷ đồng lên 360.000 tỷ đồng, tức tăng 60.000 tỷ đồng so với dự kiến cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng chưa phải là con số đáng quan ngại.

Điểm ông quan tâm là việc chuyển hướng từ tăng cường vay trong nước sang vay nước ngoài, ông cho rằng đây mới là điểm cần chú ý, cho thấy, khả năng huy động vốn trong nước đang gặp khó khăn, điều này cũng đồng nghĩa với hoạt động của các lĩnh vực kinh tế nội địa đang gặp khó khăn.

Vị PGS phân tích, nguồn lực tích lũy trong nước được chia thành hai khu vực, đó là nguồn tiết kiệm công và nguồn tiết kiệm tư nhân.

Phân tích cụ thể hơn, PGS Nguyễn Văn Ngãi cho biết, về nguồn tiết kiệm công là bao gồm các khoản tiết kiệm được từ nguồn chi tiêu từ ngân sách của nhà nước. Nguồn tiết kiệm này hiện nay rất hạn chế, thậm chí là rất thấp do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần rất nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng, thu nhập của người dân còn thấp, do đó, việc huy động vốn để xây dựng các dự án có quy mô nguồn vốn lớn bắt buộc phải dựa vào nguồn vốn vay từ nước ngoài.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn hiệu quả, các dự án được đầu tư về lâu dài sẽ tạo ra những tác động lan tỏa, giúp nền kinh tế phát triển ổn định, làm tăng nguồn thu cho ngân sách.

"Như vậy, câu chuyện vẫn là việc sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hay không? Các dự án được đầu tư có tạo ra được nguồn vốn tích lũy để quay vòng tái đầu tư phát triển hay không?

Nhìn từ góc độ này thì thấy rõ ràng ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực thu về hạn chế, sử dụng, đầu tư bằng vốn vay còn lãng phí, bất cập, gây thất thoát lớn.

Cá biệt nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA có tổng đầu tư lớn đều đang trong tình trạng bị kéo dài thời gian, đội vốn, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên hàng năm vẫn tăng cao, vẫn còn nhiều khoản chi lãng phí, bất hợp lý. Vì những tồn tại nêu trên mà nguồn tích lũy từ khu vực công gần như là không có", ông Ngãi phân tích.

Đối với nguồn tiết kiệm, tích lũy từ khu vực tư nhân, vị PGS cho rằng khu vực này cũng đang gặp nhiều khó khăn.

"Quy mô doanh nghiệp trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, báo cáo gần đây cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối 2017 Việt Nam có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp lập mới tăng 15% so với 2016, đạt 126.859 doanh nghiệp nhưng ở chiều ngược lại, cũng lại có tới 60.553 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 50% so với số doanh nghiệp mới thành lập.

Một thực tế đáng báo động của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã được chỉ ra là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng cao liên tục từ năm 2012, và hiện nay lên đến hơn 48% tổng số doanh nghiệp. Trong 3 khu vực, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tỷ lệ thua lỗ cao hơn hẳn so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy những khó khăn khu vực kinh tế tư nhân đang đối mặt không hề dễ dàng vượt qua.

Vì thực trạng trên nên sức khỏe cũng như nguồn tích lũy từ khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, bấp bênh và nhiều rủi ro", PGS Nguyễn Văn Ngãi phân tích.

Vị PGS cho rằng, khi hai nguồn tích lũy cơ bản trong nước không thể đáp ứng được thì bắt buộc phải tính đến việc đi vay. Ông nhấn mạnh, chúng ta không sợ nợ, không sợ đi vay nhưng phải có kế hoạch trả nợ và kế hoạch sử dụng nguồn vốn phải thật hiệu quả, tiết kiệm.

"Muốn có được nguồn vốn tích lũy, trả nợ thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp trong nước phải làm ăn hiệu quả, dự án đầu tư phải mang lại tác động lan tỏa, tạo nguồn thu phục vụ nhu cầu tái đầu tư và trả nợ", vị PGS nhấn mạnh.

noi tran vay no nuoc ngoai them 60000ty tang no cong Nợ công Trung Quốc lớn hơn tất cả thị trường mới nổi cộng lại

Trong 11 tháng gần đây, Trung Quốc từ quốc gia không có trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng đôla, đã trở thành nơi sở hữu ...

noi tran vay no nuoc ngoai them 60000ty tang no cong Phó thủ tướng: "Nợ quốc gia tăng nhanh nhưng nợ Chính phủ giảm"

Một số khoản vay quốc tế của doanh nghiệp tư nhân khiến nợ quốc gia tăng nhưng theo ông Vương Đình Huệ, những khoản này ...

noi tran vay no nuoc ngoai them 60000ty tang no cong Mỗi người dân gánh 34 triệu đồng nợ công, Bộ Tài chính đang quản ngân khố như thế nào?

“Quản ngân khố quốc gia thế nào?“ là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời, nhất là trong bối cảnh nợ công ngày ...

/ Đất Việt