Những vụ dùng bằng giả thăng tiến trong ngành công an, quân đội

Để thăng tiến trong công tác, các cá nhân ông Thái Đình Hoài, Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”) đã dùng bằng giả và phút chốc mất cả sự nghiệp, tương lai...

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa phúc thẩm tháng 11.2018.

Để thăng tiến trong công tác, các cá nhân ông Thái Đình Hoài, Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”) đã dùng bằng giả và phút chốc mất cả sự nghiệp, tương lai...

Hôm 18.11 vừa qua, ông Thái Đình Hoàng, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Lai Châu) đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân vì sử dụng bằng trung học phổ thông giả.

Cơ quan chức năng cáo buộc, ông Hoài đã dùng bằng giả để vào công tác trong ngành. Sai phạm của ông Hoài bị phát hiện khi lực lượng chức năng nhận được đơn tố giác từ công dân. Sau đó, Công an tỉnh Lai Châu đã về quê ông Hoài ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An để xác minh.

Theo điều tra, năm 1996, ông Hoài đã dùng bằng tốt nghiệp giả để đi lính nghĩa vụ tại Công an tỉnh Lai Châu, rồi được tuyển vào ngành công an, công tác tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của tỉnh.

Năm 2004, khi chia tách hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, ông Hoài được điều động lên công tác tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu). Năm 2008, ông Hoài được điều động sang công tác tại Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Lai Châu.

Tại đây, ông Hoài được bổ nhiệm các chức danh: đội phó, đội trưởng, được quy hoạch phó trưởng phòng, sau đó được bổ nhiệm phó trưởng Phòng PC03. Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm trưởng phòng PC03. Sau đó, ông Hoài được quy hoạch chức danh phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.

Sử dụng bằng giả “leo” tới chức Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường

Ông Đoàn Văn Nhuần – Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) bị cơ quan chức năng xác định đã sử dụng bằng Trung học phổ thông không hợp pháp để lập hồ sơ tuyển sinh vào học Trung học chuyên nghiệp. Sau đó, ông Nhuần dùng tấm bằng Trung học chuyên nghiệp để học chuyên môn nghiệp vụ cao hơn.

Ông Nhuần đã dùng những tấm bằng trên kê khai trong hồ, lý lịch cán bộ, đảng viên để được tuyển dụng vào công chức. Sau thời gian dài dùng bằng giả thăng tiến, đến khi giữ chức Trưởng phòng tài nguyên môi trường, sai phạm của ông Nhuần đã bị phát hiện.

Từ vi phạm trên, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trảng Bom đã đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Nhuần với hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng.

Ngày 22.3, UBND huyện Trảng Bom đã ra văn bản gửi Phòng Nội vụ huyện để thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy liên quan tới xử lý kỷ luật đối với ông Nhuần.

Mua bằng giả để thăng tiến trong quân đội

Đầu tháng 11.2018, Tòa án quân sự Trung ương trong phiên phúc thẩm đã khẳng định bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út "Trọc", cựu thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) đã phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức, đúng như quy kết của án sơ thẩm. Ông Hệ bị phạt lần lượt 10 năm và hai năm tù, tổng hợp hình phạt là 12 năm (giữ nguyên mức án sơ thẩm).

Mức án 2 năm tù dành cho bị cáo liên quan đến việc ông này dùng bằng đại học giả để thăng tiến trong sự nghiệp, xét nâng lương, nâng bậc hàm. Theo cáo buộc, năm 2000, bị cáo Út “Trọc” đã mua bảng điểm và bằng ĐH Kinh tế quốc dân giả, về “loại hình đào tạo tại chức, ngành Quản trị kinh doanh” với giá 2,5 triệu đồng.

Tháng 10.2003, sau khi được điều động từ Cục Hậu cần (Quân khu 7) về Xí nghiệp Hải Âu - Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam, bị cáo nộp bản sao bằng và bảng điểm giả. Tuy không được Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam đồng ý chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan, nhưng ông ta vẫn tiếp tục đưa bằng giả vào hồ sơ đề nghị nâng lương từ tháng 8.2004 đến tháng 5.2005.

Tháng 8/2005, khi chuyển về Công ty ADCC (Quân chủng Phòng không – Không quân), bị cáo tiếp tục dùng bằng giả để công ty làm đơn đề nghị bổ nhiệm sĩ quan và kê khai lý lịch xin vào Đảng. Tuy nhiên, công ty ADCC xác định bằng đại học của ông Hệ là giả nên không làm thủ tục chuyển sĩ quan và kết nạp Đảng.

Tháng 11.2006, về nhận công tác tại nhà máy A41 (Quân chủng Phòng không – Không quân), bị cáo rút bản sao bằng đại học, bảng điểm giả và công văn trả lời của Đại học Kinh tế quốc dân ra khỏi hồ sơ. 

Tháng 1.2008, bị cáo chuyển về Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga công tác và hai tháng sau thì được bổ nhiệm làm phó phòng kinh doanh Công ty Thái Sơn. Tháng 3/2011, ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng). Thời gian này, bị cáo tiếp tục đưa bằng giả vào hồ sơ để nâng lương, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, kết nạp đảng viên, bổ nhiệm cán bộ.

Năm 2010, ông Hệ được Bộ Tổng tham mưu nâng lương và tăng quân hàm từ thiếu tá lên trung tá. Tháng 3.2011, ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P.

Tháng 2.2012, ông Hệ được kết nạp vào Đảng sau 5 tháng làm thủ tục. Toàn bộ hồ sơ đảng viên đều thể hiện Đinh Ngọc Hệ tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân.

Tháng 8.2015, ông Hệ được phong hàm thượng tá, gần một năm sau được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn.


Mai Hường  02/12/2019 | 08:51

Thượng tá dùng bằng giả bị tước danh hiệu CAND: "Đang ốm"

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định kỷ luật Thượng tá Hoài bằng hình thức tước danh hiệu Công ...

Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng tá dùng bằng giả

Trước khi bị phát hiện dùng văn bằng giả và bị tước danh hiệu Công an nhân dân, ông Thái Đình Hoài đã được quy ...

Đắk Lắk phát hiện 6 nhân viên xài bằng giả lọt vào ngành y tế

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý 6 nhân viên ngành y tế sử ...

 

/ laodong.vn