Bằng sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển cùng tư duy sáng tạo, các kiến trúc sư toàn thế giới đã tạo ra những công trình độc đáo có thể khiến bạn hoàn toàn choáng ngợp.
Cung thiên văn Indira Gandhi (Ấn Độ). Tòa nhà này mở cửa từ năm 1993, với thiết kế hình ảnh sao Thổ cùng nhiều vòng xoáy xung quanh.
Khách sạn Ngọn núi Ma thuật (Chi-lê). Khách sạn kỳ lạ này giống hình dạng núi lửa, nằm tại khu bảo tồn thiên nhiên tuyệt đẹp của Nam Mỹ. Khách sạn có 9 phòng và phun nước trên đỉnh giống như núi lửa phun trào.
Tòa nhà Singapore Pavilion (Singapore). Với hình dạng một chiếc hộp âm nhạc, tòa nhà này đại diện cho các công dân Singapore từ các nền văn hóa khác nhau cùng chung sống trong hòa bình. Ngoài thiết kế thú vị và độc đáo, nó còn có một khu vườn trên sân thượng.
Ngôi nhà Sutyagin (Nga). Căn nhà như bước ra từ tiểu thuyết này được cho là căn nhà gỗ cao nhất thế giới. Được xây dựng từ năm 1992, căn nhà có tổng cộng 13 tầng và cao 44 mét. Đáng tiếc là hiện tại căn nhà đó đã bị phá dỡ.
Tòa nhà piano và violin (Trung Quốc). Tòa nhà lấy ý tưởng từ âm nhạc này ở thị trấn Hoài Nam (Trung Quốc) được xây dựng năm 2007. Là sản phẩm kết hợp của các nhà thiết kế từ Công ty Dự án Trang trí Huainan Fangkai và các sinh viên từ Đại học Công nghệ Hefei, tòa nhà này sử dụng chính ánh sáng ban ngày để chiếu sáng vào ban đêm.
Ngôi nhà Ốc ánh vũ (Mexico). Ngôi nhà độc đáo hình vỏ ốc này được xây dựng năm 2006 bởi kiến trúc sư người Mexico Javier Senosiain, với thiết kế sử dụng thiên nhiên để tạo ra không gian thực và ấm cúng. Ngoài sự kết hợp giữa nghệ thuật và kiến trúc hiện đại, căn nhà thậm chí còn có cả một khu vườn bên trong.
Tòa nhà Pricewaterhouse Coopers (Anh). Được mệnh danh là tòa nhà thân thiện với môi trường nhất London, kiến trúc tuyệt vời này sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tích hợp hệ thống công nghệ tiên tiến. Hệ thống này cho phép nhân viên thay đổi ánh sáng và nhiệt độ trong không gian riêng để phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Tòa tháp Ấn Độ (Mumbai). Tòa nhà ấn tượng này là một tòa nhà khác hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tòa tháp này không chỉ sử dụng ánh sáng và hệ thống thông gió tự nhiên mà còn tái sử dụng nước mưa.
Thành phố Masdar (Abu Dhabi). Rộng gần 6 km vuông, dự án này thực sự là một thành phố tương lai khi hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng tái tạo, và hoạch định sẽ duy trì lượng khí carbon trung bình và không có xe hơi.
BMW Welt (Đức). Tòa nhà sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên, trên mái nhà có những tấm năng lượng mặt trời hút năng lượng rất nhanh để tạo ra nhiệt năng cho tòa nhà.
Chuỗi nhà khối lập phương (Hà Lan). Những căn nhà tuyệt vời này được thiết kế bởi Piet Blom, ông thiết kế công trình độc đáo này khi được yêu cầu xây dựng nhà từ cầu đi bộ trước đó, với mỗi khối lập phương gồm 3 tầng cho không gian sinh sống.
Nhà UFO (Đài Loan). Những ngôi nhà xinh đẹp này còn có tên gọi là Thành phố Kén tằm Tam Chi. Với mục đích ban đầu là khu nghỉ dưỡng, những ngôi nhà này được hoàn thiện vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên đến năm 2010, chúng bị phá hủy để phục vụ cho mục đích thương mại.
Ngôi nhà Tấn công (Áo). Bảo tàng Moderner Kunst được thiết kế bởi nghệ sỹ Erwin Wurm và là bảo tàng mỹ thuật lớn nhất nước Áo, với hình ảnh một ngôi nhà nhỏ lao vào mái tòa nhà.
Tòa nhà Khiêu vũ (Cộng hòa Séc). Tòa nhà Khiêu vũ hay tòa nhà Fred và Ginger là những biệt danh của tòa nhà Nationale-Nederlanden tại Cộng hòa Séc. Tòa nhà uốn lượn này được thiết kế năm 1992 và hoàn thành năm 1996.
Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Trung tâm nghệ thuật biểu diễn này được cho là lấy cảm hứng từ tự nhiên. Được thiết kế vào năm 2007, đây là ước mơ của các kiến trúc sư công ty Zaha Hadid, với mục đích trở thành trung tâm của khu Văn hoá Saadiyat.
Chiêm ngưỡng nhà làm bằng tre nhận giải thưởng kiến trúc của Mỹ Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình làm bằng tre, lợp lá cọ ... |
9 công trình kiến trúc ấn tượng tô điểm diện mạo Quảng Ninh Chưa đầy 2 thập niên đầu của thế kỷ 21, Quảng Ninh đã khoác lên mình diện mạo mới bằng loạt công trình kiến trúc ... |