Bắt học sinh liếm ghế, bắt học sinh uống nước giẻ lau, bắt học sinh quỳ gối trên bục giảng… là những hình phạt không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục.
Vụ việc cô giáo phạt học sinh quỳ trước bục giảng ở Hà Nội gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây. Cô giáo Lê Thị Quy (chủ nhiệm lớp 9B trường THCS Tô Hiệu) đang trong thời gian đình chỉ và viết tường trình, kiểm điểm lỗi lầm do hành vi gây ra. Nhiều người cho rằng hình phạt với cô là quá nặng, tước đi quyền của giáo viên với học sinh khi ở trường dù việc làm của cô giáo này phản sư phạm. Các chuyên gia lên tiếng, nếu không chấp nhận hình phạt của cô thì phụ huynh nên cho học sinh ở nhà.
Trước đó, ngay trong môi trường sư phạm, hàng loạt vụ phạt học trò của thầy cô trên cả nước khiến chính học sinh và phụ huynh ám ảnh.
Học sinh lớp 9 bị phạt quỳ trước lớp.
Cô giáo bạt tai, đánh thâm tím chân học sinh lớp 2
Sáng 8/5/2019, trong giờ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2018 - 2019, lớp 2A7, Trường Tiểu học Quán Toan, nữ giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang đã có hành vi đánh học sinh H.G.Đ của lớp này. Em Đ. bị sung đỏ vùng thái dương, chân trái. Sự việc khiến phụ huynh học sinh bức xúc.
Ngay sau khi nhận phản ánh của phụ huynh, Trường Tiểu học Quán Toan, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng đã vào cuộc làm rõ, yêu cầu cô Trang viết bản tường trình, tự kiểm điểm bản thân, đồng thời có báo cáo lên UBND quận Hồng Bàng.
Một học sinh lớp 2A bị cô giáo bạt tai, đánh tấy đỏ chân trái.
Đến ngày 10/5, ông Dương Đình Ổn - Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng (TP Hải Phòng) cho biết, UBND quận Hồng Bàng đã ra quyết định đình chỉ công tác 6 tháng đối với cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A8. Cô này đã đánh học sinh lớp 2 thâm tím chân.
UBND quận Hồng Bàng yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường không bố trí cho nữ giáo viên này chủ nhiệm trong một năm. Quận cũng đề nghị Trường tổ chức Hội đồng kỷ luật để kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng vì để xảy ra sự việc trên.
Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng
Vụ việc được phát hiện vào tháng 3/2018, ở Hải Phòng khiến dư luận phẫn nộ. Vào thời điểm này, em Phương Anh (lớp 3A5, Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng) do nói chuyện riêng trong lớp nên bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, giáo viên chủ nhiệm phạt bằng cách ép uống nước vắt từ giẻ lau bảng.
Ban đầu Phương Anh không uống, nhưng cô Hương nói nếu không uống cô sẽ đổ vào mồm nên em buộc phải uống.
Bé Phương Anh cầm cái cốc ở nhà mô tả lại cái cốc tương tự em đã từng uống 1/2 nước giặt giẻ lau bảng ở lớp do cô giáo phạt.
Bức xúc với việc làm này, gia đình em Phương Anh đã phản ánh với lãnh đạo nhà trường về hành vi của cô Hương. Ban giám hiệu yêu cầu cô Minh Hương phải tới xin lỗi gia đình học sinh và xin lỗi công khai trong cuộc họp. Phương Anh là học sinh đầu tiên bị phạt bằng hình thức này.
Ngày 5/4, bà Trần Thị Ngọc Bảo (Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương) đã ký quyết định chấm dứt hợp đồng đối với cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương.
Cô giáo ở Quảng Bình bắt cả lớp tát bạn 231 cái
Ngày 19/11/2018, em N. (học sinh lớp 6.2, Trường THCS Duy Ninh) nói tục tại sân trường và bị đội cờ đỏ nghe thấy, ghi lại. Cô Nguyễn Thị Phương Thuỷ - giáo viên chủ nhiệm bắt cả lớp, mỗi người tát vào má em N. 10 cái để phạt hành vi nói trên.
Tổng cộng học sinh đó phải chịu 231 cái tát. Trở về nhà, N. bị sưng hai má, nóng ran, khó ăn uống nên người nhà đưa em nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Dinh Mười (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Đến sáng 23/11/2018, em N. được ra viện nhưng không dám đi học vì tâm lý chưa ổn định.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thuỷ khi còn đang đứng lớp.
Sau sự việc, cô Thuỷ bị tạm đình chỉ. Ngày 26/11/2018, Công an huyện Quảng Ninh có quyết định khởi tố vụ án "hành hạ và làm nhục người khác" với sự việc xảy ra tại trường THCS Duy Ninh.
Ngày 4/1/2019, Công an huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) khởi tố bị can đối với cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy (SN 1977, giáo viên Trường THCS Duy Ninh, xã Duy Ninh) về tội hành hạ người khác.
Ngoài ra, cơ quan công an cấm cô giáo Thủy đi khỏi nơi cư trú kể từ ngày 28/12/2018 đến ngày 26/1/2019 và giao cho chính quyền xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh) quản lý, theo dõi.
Cô giáo mầm non bị tố dùng điện thoại đánh đầu trẻ
Ngày 17/4/2017, chị Trần Thị Mai (30 tuổi), mẹ của bé T.L.N. (4 tuổi) ở Hà Tĩnh viết lên Facebook cá nhân tố cáo cô giáo chủ nhiệm lớp con trai có hành động dùng điện thoại đánh lên đầu cháu N. gây sưng vù, dẫn đến nôn sau khi ăn
Chị Mai có đưa lên Facebook cuộc nói chuyện giữa cô giáo với nội dung: “Lần sau, cháu không nghe lời thì có biện pháp khác chứ đừng lấy điện thoại đánh lên đầu cháu”. Sau đó, cô Thảo trả lời: “Lúc sáng em lỡ tay phạt cháu, mong chị thông cảm”.
Cô giáo bị tố tên là Nguyễn Thị Thảo, giáo viên trường mầm non Hoa Sen (xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh). Theo mẹ cháu N., ngày 1/4/2017, cô Thảo đã đánh cháu N. và cho các bạn cùng lớp giữ N. lại để nhiều bạn khác dùng tay vả vào miệng..
Trường mầm non Hoa Sen.
Theo tường trình của chị Nguyễn Thị Thảo, sự việc xảy ra vào ngày 28/3/2017, trong giờ hoạt động ngoài trời, N. nhiều lần tuột quần các bạn nam và sờ vào vùng kín của các bạn nên chị Thảo dùng phách nhạc đánh vào tay N. để phạt. Cô này còn dùng điện thoại đánh vào đầu trẻ.
Cô Thảo giải thích, sở dĩ hành động như vậy là chỉ muốn bé L.N. sợ, lần sau không có hành vi thiếu đúng mực với bạn. "Tôi biết việc đánh trẻ là sai", cô Thảo nói. Trước đó, cô Thảo đã lấy thước đánh bé Gia Bách (3 tuổi) bị bầm tím chân. Sau đó, mẹ Gia Bách đã làm đơn xin chuyển trường cho con.
“Phơi” học sinh dưới trời nắng gắt
Đó là hình phạt của một thầy giáo thể dục tại Hải Phòng đã khiến dư luận hết sức bất bình vào tháng 9/2016.
Cụ thể, ngày 20/9, trong tiết thể dục, vì học sinh không thực hiện tốt một động tác thể dục mới nên thầy Nguyễn Danh Hiếu – giáo viên thể dục trường THPT Lê Hồng Phong (Quận Hồng Bàng – TP Hải Phòng) đã cho học sinh tổ 1 và tổ 2 của lớp 10C7 chạy 10 vòng quanh sân trường.
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong bị "đày giời".
Không dừng lại đó, đến tiếp học tiếp theo, thầy giáo này tiếp tục cho cả lớp 10C7 ngồi giữa cái nắng chang chang, chiếu thẳng vào mặt khiến học sinh buộc phải lấy tay che mặt.
Ngay cả khi bị hiệu trưởng nhắc nhở, giáo viên Nguyễn Danh Hiếu vẫn không nghe và tiếp tục cho học sinh ngồi trời nắng. Giáo viên này còn cho rằng hiệu trưởng can thiệp quá sâu vào giờ dạy của giáo viên.
Cho tới khi hai vị phó hiệu trưởng cùng ra và yêu cầu giáo viên cho học sinh học trong chỗ râm mát thì thầy Hiếu mới đồng ý. Sau khi bị đứng nắng, 4 em học sinh của lớp 10C7 đã viết đơn xin nghỉ học sau giờ thể dục ấy.
Sau đó, đại diện phụ huynh của lớp 10C7 đã viết đơn gửi ban giám hiệu nhà trường đề nghị đổi giáo viên thể dục cho học sinh lớp này.
Giáo viên bắt học sinh súc miệng nước xà phòng
Cô Lê Thị Mỹ Hạnh – giáo viên chủ nhiệm lớp 6C của trường THCS Nhân Đạo (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã bắt 7 học sinh phải súc miệng bằng xà phòng trong một tiết sinh hoạt lớp. Cô Hạnh đã tự ý đề ra nội quy của lớp là: “Nếu ai vi phạm nội quy nhiều lần thì phải súc miệng bằng xà phòng”.
Trường THCS Nhân Đạo nơi xảy ra vụ việc.
Sự việc xảy ra vào ngày 3/10/2015. Chiều 14/10, lãnh đạo nhà trường họp để thống nhất hình thức kỷ luật là cảnh cáo, cho thôi chủ nhiệm lớp đối với cô giáo Hạnh.
Nói chuyện riêng, học sinh bị phạt ăn... ớt
Vào ngày 18 và 19/2/2014, ba giáo viên Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Tiến Giáp và Nguyễn Thị Hương đã phạt hàng chục học sinh các lớp 4B1, 4B2 và 5B1 (Trường tiểu học Hoàng Diệu, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) ăn ớt vì không học bài và nói chuyện riêng trong lớp.
Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Bù Gia Mập, Bình Phước.
Nhiều em bị bắt ăn ớt dẫn đến cay nóng, đỏ miệng, đỏ môi, phải uống nước liên tục để giải cay đã về thuật lại cho phụ huynh.
Sau đó, nhiều phụ huynh làm đơn kiến nghị nhà trường, cơ quan chức năng và gửi báo chí bày tỏ bức xúc, đồng thời yêu cầu xử lý các giáo viên về cách giáo dục học sinh chưa đúng phương pháp, phản giáo dục.
Bắt học sinh liếm ghế vì vẽ bậy
Năm 2003, thấy ghế giáo viên và hai bàn đầu của lớp học bị vẽ bẩn, cô Trần Thị Phương Lan (giáo viên Anh văn, lớp 7I Trường THCS Hoa Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bắt 47 HS phải liếm ghế cho sạch.
Sau đó, cô Lan bắt các em bỏ phiếu kín ghi tên “kẻ trót dại”. Kết quả cuộc thăm dò cũng không thu được kết quả vì tất cả đều là phiếu trắng. Cô Lan nổi khùng, xé phiếu bỏ vào thùng rác rồi tiến hành hình phạt đợt 2 như cũ.
Cô Lan đã bị kỷ luật với hình thức hạ ngạch công chức, chuyển từ giáo viên xuống làm văn thư hành chính.
'Nếu không chấp nhận hình phạt tại trường học, phụ huynh hãy giữ con ở nhà mà dạy'
Theo nhiều quan điểm, việc đâm đơn kiện hay những phản ứng bênh vực việc con bị phạt ở trường chẳng khác gì phụ huynh ... |
Phải tăng hình phạt yêu râu xanh!
Việc xử lý nhiều vụ xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em theo kiểu giơ cao đánh khẽ đã gây bức xúc dư luận, ... |
"Phải tăng án tù, bổ sung lao động công ích với tội phạm dâm ô"
"Vì xem nhẹ hành vi dâm ô nên mức án cũng này rất nhẹ, chỉ 3-7 năm tù. Vì thế người gây ra hành vi ... |
Bị nghi bán độ, hậu vệ Trung Quốc dính hình phạt lạ đời
Hậu vệ Feng Xiaoting đã bị CLB Guangzhou Evergrande phạt sau khi trở về từ Asian Cup 2019. |