Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước

Sau 70 năm, những địa danh gắn với thời khắc giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là địa chỉ đỏ, gợi nhớ về ký ức hào hùng, vẻ vang của Hà Nội.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 1

Cột cờ Hà Nội (Kỳ Đài) nằm trên đường Điện Biên Phủ được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, cùng với thời điểm xây thành Hà Nội. Đây là nơi diễn ra Lễ Thượng cờ lịch sử trong Ngày Tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. 

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 2

Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ sau Cách mạng tháng Tám 1945, và lần thứ hai là đúng vào ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. 

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 3

Nhà Hát Lớn Hà Nội, nơi nổi hồi còi báo hiệu cho Lễ Thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 4

Trước Nhà Hát Lớn là quảng trường Cách mạng tháng Tám, nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn của đất nước.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 5

Tòa nhà Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, được xây dựng vào năm 1918. Nơi đây chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng từ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945 và ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 6

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng là nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 7

Ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội) là một trong những cơ sở đầu tiên được quân đội và Nhân dân Việt Nam tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9/10/1954.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 8

Chợ Đồng Xuân là địa danh nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đi qua để tiến về hợp quân tại Thành cổ (nay là Hoàng Thành Thăng Long).

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 9

Nhà thờ Lớn Hà Nội (nay là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội) được xây dựng vào thời Đức cha Puginier (1835-1892). Nhà thờ xây dựng mô phỏng theo nhà thờ Notre Dame de Paris trên một mặt bằng hình thập tự dài 55m, rộng 33m, có hai tháp chuông đồ sộ, đáy vuông cao 17m, có nhiều cửa uốn vòm lắp kính. Đây là một trong những công trình đầu tiên do người Pháp xây dựng ở Hà Nội.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 10

Tháp Rùa Hồ Gươm không chỉ là biểu tượng du lịch mà còn khơi gợi về những nét đẹp văn hóa, lịch sử. Thiết kế của tầng đỉnh tháp như một vọng lâu, hình vuông, mỗi bề dài 2m. Ở mặt tường phía đông, bên trên cửa tròn đường kính khoảng 0.68m. Bên ngoài tháp có chữ Quy Sơn Tháp. Tổng chiều dài từ gồ đất lên đến tầng đỉnh là 8.8m. 

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 11

Cầu Thê Húc được xây dựng vào năm 1865 dưới triều Tự Đức. Tên của cây cầu có nghĩa là “giọt ánh sáng đậu lại", “ngưng tụ hào quang". Cầu hướng về phía đông (hướng mặt trời mọc) để đón được trọn vẹn ánh nắng sớm mai. Phía đông cũng tượng trưng cho phúc khí và điềm lành, hơn nữa màu đỏ trong dân gian tượng trưng cho sức sống, hỷ khí nên cây cầu được sơn màu đỏ.

Những địa danh lịch sử gắn liền thời khắc tiếp quản Thủ đô 70 năm trước - 12

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Không chỉ là "nhân chứng" lịch sử, cầu Long Biên còn là chứng tích chiến tranh khốc liệt. Đoạn cầu bắc qua mặt nước sông Hồng bị bom Mỹ đánh sập chỉ còn lại một nhịp nguyên bản duy nhất, các đoạn còn lại do quân và dân ta xây dựng lại.

https://vtcnews.vn/nhung-dia-danh-lich-su-gan-lien-thoi-khac-tiep-quan-thu-do-70-nam-truoc-ar900678.html

ĐẮC HUY / VTC News