Những cuộc khủng hoảng của người dân Thủ đô trong năm 2019

Người dân Thủ đô Hà Nội đã có một năm 2019 đầy lo sợ khi liên tục phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng môi trường: ô nhiễm không khí do bụi mịn, khủng hoảng nước sạch sông Đà và thủy ngân phát tán do cháy nhà máy Rạng Đông.

Ô nhiễm không khí

Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, trong năm 2019, đã có ít nhất 5 đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Trong đó, đợt ô nhiễm dài nhất kéo dài đến 18 ngày - từ 12/09 đến 03/10/2019.

nhung cuoc khung hoang cua nguoi dan thu do trong nam 2019

Tuy nhiên, các đợt ô nhiễm bụi mịn đáng lo nhất chủ yếu diễn ra vào mùa đông, chẳng hạn như đợt ô nhiễm thứ 5 - đợt gần đây nhất - từ ngày 7 đến 16/12. Trong ba ngày từ 10 đến 12/12, chỉ số trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 vượt quy chuẩn Việt Nam từ 2 đến 3 lần, chất lượng không khí chạm ngưỡng rất xấu (AQI trong khoảng 201-300). Trong ngày 12/12, trạm đo Minh Khai (Bắc Từ Liêm) và trạm Đại sứ quán Mỹ có chỉ số là 160 μg/m3. Sang ngày 12/12, có 8 trên 13 trạm đo cho chỉ số trên 140 μg/m3.

Theo các nghiên cứu khoa học, các nguồn bụi mịn chính, thường xuyên tác động đến chất lượng không khí tại các khu đô thị Hà Nội, bao gồm bụi do giao thông, bụi đất lơ lửng, tro bay từ các bếp than tổ ong và đốt sinh khối, bụi có nguồn gốc từ chất thải… Trong đó, nguồn bụi mịn lớn nhất là phát thải từ hơn 7 triệu phương tiện giao thông, đa phần là xe máy, có chất lượng phát thải thấp.

Phát tán thủy ngân do cháy nhà kho Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Đám cháy nhà kho Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra lúc 18h ngày 28/08/2019, đến 3h30 ngày 29/08 mới được dập tắt hoàn toàn. Thiệt hại ban đầu của vụ cháy vào khoảng 150 tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.

nhung cuoc khung hoang cua nguoi dan thu do trong nam 2019
Đám cháy nhà kho Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Viện khoa học hình sự Bộ Công an đã kết luận nguyên nhân vụ cháy do sự cố điện ở bảng mạch điện tử của bóng đèn chiếu sáng (đèn led) bên trong tầng 2 của kho bán thành phẩm, sau đó lan ra xung quanh.

Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.

Do lo ngại về việc thủy ngân phát tán trong không khí và nguồn nước, nhiều người dân trong khu vực phường Hạ Đình đã phải đi ở nhờ nơi khác và cho con em nghỉ học. TP Hà Nội đã ngay lập tức có kế hoạch tiêu độc, đồng thời kiểm tra sức khỏe cho toàn bộ người dân trong khu vực 500 mét từ đám cháy.

Sau hơn 1 tháng kể từ khi xảy ra vụ cháy nhà kho Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (quận Thanh Xuân, Hà Nội), các lực lượng chức năng đã hoàn tất tiêu tẩy độc khu vực xung quanh. Đến ngày 14/09, các thông số NO2, SO2, CO trong không khí khu vực xung quanh vụ cháy đều nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng thủy ngân (trung bình 24 giờ) nằm dưới ngưỡng giới hạn cho phép.

Khủng hoảng nước sạch Sông Đà

Ngày 9/10/2019, một cán bộ Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) phát hiện có dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Tuy nhiên, công ty này không có bất kỳ báo cáo nào với các cơ quan chức năng và cũng không có bất cứ hành động ngăn chặn, tẩy rửa nguồn ô nhiễm.

nhung cuoc khung hoang cua nguoi dan thu do trong nam 2019
Dầu thải bị đổ trộm ở đầu nguồn nước Sông Đà

Phải đến khi nhiều người dân ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm phát hiện nước sạch có mùi hắc như dầu cháy thì tới ngày 14/10, Viwasupco mới báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình).

Ngay sau đó, TP Hà Nội đã họp báo công bố việc nguồn nước bị nhiễm độc và đưa ra khuyến cáo "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".

Sáng 16/10, Công ty cổ phần Viwaco thông báo ngừng cấp nước vô thời hạn để súc xả tuyến ống truyền tải nước sạch từ nhà máy nước sông Đà. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, nhà máy nước sông Đà đã cấp nước trở lại

Cơ quan chức năng sau đó đã xác định đã có 10m3 dầu thải đổ tràn từ mặt đường xuống khe suối Trâm, theo suối Trâm dẫn vào hồ Đầm Bài - nơi chứa nước ngọt cung cấp cho nhà máy nước Sông Đà, sau đó nước từ hồ tiếp tục vào kênh dẫn của trạm bơm nhà máy nước sạch Sông Đà.

Sự cố đầu nguồn nước sạch sông Đà bị đổ trộm dầu thải đã khiến cuộc sống của khoảng 250.000 hộ dân Hà Nội bị đảo lộn vì thiếu nước sạch. Sau khi sự cố xảy ra tới nửa tháng, ngày 25/10, Công ty nước sạch Sông Đà mới gửi đi thông báo xin lỗi khách hàng và tuyên bố miễn phí 1 tháng tiền nước.

nhung cuoc khung hoang cua nguoi dan thu do trong nam 2019 Bụi mịn Hà Nội ở đâu ra, làm sao để dân không phải hít bụi mịn nữa?

Bụi mịn dễ xuyên sâu vào phế nan và mạch máu khi hít thở, mang theo nhiều độc tố, gây ra các bệnh hô hấp ...

nhung cuoc khung hoang cua nguoi dan thu do trong nam 2019 Những đợt ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội trong năm 2019

Các đợt ô nhiễm bụi mịn ở thủ đô diễn ra chủ yếu vào những tháng mùa đông, với chỉ số PM 2.5 đều vượt ...

P.V (Tổng hợp) / Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống