Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.
Sau mấy trăm năm khai phá vùng đất này, các thế hệ người Việt đã đào hàng chục con kênh lớn nhỏ nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây để tiện việc đi lại đường thủy, giúp rút ngắn giao thương đường thủy giữa miền Tây và TPHCM.
Những năm gần đây, trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nặng nề vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hạn mạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp 2 tỉnh Long An và Tiền Giang đã phối hợp tận dụng những con kênh nối 2 dòng sông Tiền và Vàm Cỏ Tây để bảo vệ vùng đất này khỏi tác động tiêu cực của hạn mặn hàng năm.
Từ những dòng kênh sẵn có, chỉ cần làm thêm các cống đập hoặc âu thuyền, đã hình thành nên hệ thống giao thông – thủy lợi tuy vận hành đơn giản nhưng đem lại hiệu quả lớn, nhất là trong điều kiện hạn mặn gay gắt.
Cống đập - âu thuyền Rạch Chanh (tỉnh Long An) đang phát huy hiệu quả chống hạn mặn |
Cống đập Bảo Định (Tp.Tân An) - công trình quan trọng ứng phó hạn mặn cho 2 tỉnh Long An, Tiền Giang |
Một trong các công trình chống hạn mặn phát huy hiệu tốt ở Long An |
Cơ chế vận hành đó là: Tùy thuộc vào diễn biến của thủy triều mà mở các cống đập, để nước ngọt từ sông Tiền bổ sung vào sông Vàm Cỏ Tây, giúp đẩy lùi xâm nhập mặn; hoặc đóng cống đập để ngăn nước mặn từ sông Vàm Cỏ Tây xâm nhập vào vùng đất nói trên.
Bằng cách ấy, vào mùa hạn mặn gay gắt năm nay, vụ lúa Đông Xuân trong vùng đất này và cây khóm, thanh long, dưa hấu… đang được bảo vệ an toàn, không còn bị thiệt hại như mùa hạn mặn “lịch sử” 2015 – 2016.
Những ngày này, các cống đập Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Rạch Chanh, Cần Đốt, Bảo Định… đang được vận hành linh hoạt để phát huy hiệu quả cao nhất.
Tỉnh Long An cũng đang đề xuất Bộ NNPTNT bố trí vốn đầu tư các cống ở đầu nguồn như Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè... nhằm tiếp tục phát huy, mở rộng hiệu quả chống hạn mặn các năm sau.
Kỳ Quan
ĐBSCL: Mặn xâm nhập nghiêm trọng, vượt mức báo động
Tại các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, mặn đã xâm nhập sâu với mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ với con số đo ... |
Hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử uy hiếp ĐBSCL
Hàng nghìn diện tích khô hạn, nhiều dòng kênh kiệt nước, tất cả diện tích rừng như nằm trên chảo lửa. Hàng chục nghìn hộ ... |
Việt Nam nhấn mạnh tuân thủ Hiến chương LHQ tại Hội đồng Bảo an
Tại New York, lần đầu tiên Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố riêng về Hiến chương Liên Hợp Quốc. Phó Thủ tướng, ... |