Những bệnh thường gặp trong vùng mưa lũ

Trước tình hình mưa bão phức tạp, Bộ Y tế đã chỉ ra nhiều căn bệnh thường gặp và đưa ra những khuyến cáo quan trọng để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.

Theo PGS, TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, lũ lụt tại miền trung thời gian qua, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề.

Do đó, phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân vùng ảnh hưởng bão lũ cũng cần đặc biệt quan tâm. Nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập sẽ bị ảnh hưởng, điều kiện cung cấp nước uống gặp khó khăn, các điều kiện vệ sinh môi trường sẽ không bảo đảm, người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ về dinh dưỡng và dịch bệnh gây bệnh.

1742 ttxvn 2310 mua lu

Theo Bộ Y tế, người dân nơi đây sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá do mất an toàn thực phẩm. Ngâm nước kéo dài, thời tiết mưa lạnh, người dân cũng có nguy cơ mắc cúm, cảm lạnh, đau mắt, nước ăn chân cùng nhiều bệnh về da liễu khác. Đồng thời cần đặc biệt lưu ý thời điểm này, người dân phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, cúm.

Cũng theo ông, thiếu lương thực, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng cũng như sức đề kháng của người dân vùng lũ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sốt xuất huyết là một dịch bệnh mà PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân ở vùng lũ, đặc biệt là người đang sống ở khu vực rừng núi cần cảnh giác cao độ.

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:

Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh tám nguyên tắc vừa nêu, PGS Phu khuyến cáo người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.

PV (th)

Cấp 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh miền Trung để ứng phó mưa lũ Cấp 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh miền Trung để ứng phó mưa lũ
Quảng Bình trải qua lũ lớn nhất trong 41 năm Quảng Bình trải qua lũ lớn nhất trong 41 năm
Mưa lũ lịch sử ở miền Trung khiến 132 người chết và mất tích Mưa lũ lịch sử ở miền Trung khiến 132 người chết và mất tích
/ Nghề nghiệp và cuộc sống