Mời bạn đọc cùng Báo Người Lao Động nhìn lại những phát ngôn liên quan đến trạm thu phí Cai Lậy thời gian qua.
Ngày 16-8, Bộ GTVT đã chọn phương án giảm giá vé thu phí ở trạm Cai Lậy từ 35.000-180.000 đồng xuống 25.000-140.000 đồng nhưng nhiều tài xế vẫn không đồng ý
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động trước thông tin dù giảm giá vé nhưng tài xế vẫn mang tiền lẻ để phản đối, ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết: "Tài xế phản đối là việc của họ, còn việc của chúng tôi là thu phí"
Trả lời trên Báo Người Lao Động trước việc nhiều tài xế mang tiền lẻ, bỏ tiền vào chai nhựa ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT đã chia sẻ quan điểm nói trên.
Người đại diện trạm thu phí Cai Lậy cho biết nếu chọn phương án dời trạm thu phí vào đường tránh 12 km thì đơn vị này sẽ trả lại dự án cho Nhà nước. Lý do, đơn vị sẽ không đủ khả năng hoàn vốn, đổ nợ vì mỗi tháng trả lãi ngân hàng lên đến gần 10 tỉ đồng. Chưa kể, dự kiến năm 2020, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận hoàn thành sẽ không còn nhiều phương tiện lưu thông qua Cai Lậy nên hoàn vốn rất khó khăn.
Ngày 17-8, tại cuộc họp báo Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã có những phát ngôn liên quan đến số phận trạm thu phí Cai Lậy và lý giải việc "biến mất" của 2 cây cầu ở đường tránh 12km.
Trong cuộc họp báo 17-8, Bộ GTVT đổ lỗi cho UBND tỉnh Tiền Giang về việc chọn vị trí trạm thu phí, đề xuất phí thu từ 35.000-180.000 đồng. Sau đó ngày 18-8, đại diện UBND tỉnh đã phản ứng về thông tin này.
Trước cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT đã bày tỏ quan điểm như trên khi nói về trạm thu phí Cai Lậy
Chiều 15-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thảo luận về báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã bày tỏ quan điểm nói trên.