Đại biểu quốc hội cho rằng, hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ, xã hội hoá các cơ sở y tế cần được hoàn thiện và đảm bảo tính khả thi.
Báo cáo tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban về các vấn đề xã hội ngày 7/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay 100% đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên cả nước đã được phân loại, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Trong đó, 5 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 235 đơn vị đã tự đảm bảo chi thường xuyên; khoảng 1.200 đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên.
"26/45 bệnh viện trực thuộc Bộ đã tự chủ chi thường xuyên, chiếm 58% cơ sở khám chữa bệnh", bà Tiến nói.
|
|
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Võ Hải |
Theo ông Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Huyết học Truyền máu Trung ương cho hay, bên cạnh kết quả đạt được, cơ chế liên quan vẫn còn nhiều ràng buộc khiến "giám đốc bệnh viện các tỉnh, thành than thở với tôi là nhà nước giao tự chủ nhưng không cho tự chủ".
"Tôi đề nghị cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ, xã hội hoá theo hướng mở, rõ ràng và khả thi. Chính sách không mở thì không có vốn đầu tư, công nghệ chữa bệnh không tiên tiến", ông Trí nói.
Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đề nghị Bộ trưởng Y tế và Uỷ ban về các vấn đề xã hội có ý kiến với Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ sửa Luật khám chữa bệnh và Luật bảo hiểm y tế để thúc đẩy cơ chế tự chủ; Chính phủ sớm có nghị định hướng dẫn chủ trương xã hội hoá trong cơ sở y tế.
"Hiện có nhiều đề án xã hội hoá đang dừng vì thiếu thông tư hướng dẫn. Nhiều Sở Y tế, bệnh viện ngại làm vì sợ sai nên lĩnh vực này có phần chững lại", ông Tuấn nói và bày tỏ mong muốn các đơn vị được "cởi trói từng bước" trong tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kết hợp công tư.
|
|
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Hoàng Phong |
Phân tích một số khó khăn trong cơ chế tự chủ, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Chủ tịch Hội Dược học TP HCM) nêu ví dụ, để có giám đốc, bệnh viện nhà nước phải qua quy trình quy hoạch, bỏ phiếu; trong khi ở bệnh viện tư nhân, Hội đồng quản trị có thể mời bác sỹ giỏi về làm, làm không hiệu quả thì cho nghỉ việc.
Ngoài ra, theo bà Lan, chính sách đãi ngộ và cơ chế bảo vệ bác sĩ của cơ sở y tế tư nhân "hơn hẳn bệnh viện nhà nước". Các bệnh viện tư trả lương cao, thuê luật sư bảo vệ nhân viên, trong khi đó, bệnh viện nhà nước muốn trả lương cho bác sỹ cao hơn "phải lách bằng nhiều thứ".
"Bản chất của xã hội hoá là bệnh viện phải hoàn thành nhiệm vụ cứu người, nhưng đồng thời phải nuôi sống được mình, bồi dưỡng được nhân tài, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên các yếu tố này nhiều khi không song hành với nhau", bà Lan nói.
Trước ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ đã trình Nghị định về tự chủ cho các bệnh viện nhưng Chính phủ yêu cầu dừng để ban hành nghị định chung về vấn đề này.
Cơ chế tự chủ cùng việc điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình và đưa tiền lương vào giá dịch vụ đã giúp các bệnh viện tăng mức độ tự chủ tài chính, giảm ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho các bệnh viện.
"Với các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm mạnh vì chỉ riêng 26 bệnh viện tự chủ chi thường xuyên đã có hơn 30.800 người với số tiền chi khoảng 2.900 tỷ đồng mỗi năm", Bộ trưởng Y tế nói.
Ở cấp địa phương, qua báo cáo của 55 tỉnh, thành thì ngân sách cấp cho bệnh viện năm 2018 đã giảm gần 8.900 tỷ đồng so với năm 2015 - năm trước khi tính tiền lương vào giá dịch vụ.
Chuông báo cháy bệnh viện nhi kêu, hàng trăm người ôm con chạy tán loạn
Nghe tiếng chuông báo cháy của Bệnh viện Nhi Đồng 1 kêu liên hồi, hàng trăm người ôm theo con bỏ chạy tán loạn ra ... |
Giường dịch vụ 4 triệu/ngày: ĐBQH muốn minh bạch
Có thực tế là, khi mở ra khu vực dịch vụ cao thì sẽ hút hết những người tài, bác sĩ giỏi sẽ chạy vào ... |
Bệnh viện mắt Cao Nguyên “vượt tường lửa” để trục lợi BHYT?
Sở Y tế Gia Lai khẳng định chưa phát hiện dấu hiệu trục lợi BHYT, trong khi thực tế lại cho thấy cơ sở y ... |