Đưa tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng lên tàu sân bay trực thăng có thể giúp Nhật đối phó Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Một tiêm kích F-35B của Mỹ. Ảnh: Aviationist.
Bộ Quốc phòng Nhật đang xem xét khả năng mua dòng tiêm kích tàng hình F-35B để triển khai trên các tàu sân bay trực thăng, đánh dấu sự thay đổi về chính sách quốc phòng của Tokyo, nước vốn bị cấm sở hữu các tàu sân bay tấn công, Japan Times ngày 24/12 đưa tin.
Các nguồn tin cho biết việc mua loại chiến đấu cơ F-35B có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng sẽ rất hữu ích để đối phó với các hành động quyết liệt ngày càng tăng trên biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Các tiêm kích này hứa hẹn sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của Nhật tại những hòn đảo xa xôi ở tây nam, nơi vốn chỉ có các đường băng ngắn.
Tuy nhiên, động thái này có thể gây ra phản ứng gay gắt từ Trung Quốc và các nước láng giềng của Nhật, bởi những nước này có thể nhận định rằng việc này mâu thuẫn với chính sách phòng thủ được quy định trong Hiến pháp hòa bình của Tokyo.
Theo chính sách này, chính phủ Nhật không được phép sở hữu tàu sân bay tấn công, bởi chúng nằm trong danh sách vũ khí tấn công vượt qua khả năng tối thiểu cần thiết để tự vệ.
F-35B là phiên bản tiêm kích tàng hình trang bị cho Thủy quân lục chiến Mỹ, có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng trên tàu đổ bộ.
Khả năng cất hạ cánh độc đáo của F-35B được phát triển dựa trên công nghệ của dòng máy bay Yakolev Yak-141 do Liên Xô chế tạo năm 1987. Tới cuối năm 1991, Lockheed đã chi khoảng 400 triệu USD để mua lại thiết kế của Yak-141, làm nền tảng để ứng dụng vào việc chế tạo F-35B.
Dự án siêu tàu ngầm Mỹ có thể đi vào vết xe đổ của tiêm kích F-35
Tàu ngầm lớp Columbia được ứng dụng nhiều công nghệ chưa được kiểm chứng, khiến chi phí và thời gian chế tạo tăng đáng kể. |
Mỹ phát triển trí tuệ nhân tạo \'chẩn bệnh\' cho tiêm kích
Lầu Năm Góc đang nghiên cứu phần mềm trí tuệ nhân tạo để phân tích hiệu suất tiêm kích F-16, phát hiện sự cố trước ... |