Sau khi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng đường Vành đai 3 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nhiều căn nhà siêu mỏng, siêu méo bắt đầu "mọc" lên như nấm, kéo dài gần 2 km, song song dự án ngàn tỉ.
Ngôi nhà siêu mỏng đang được hoàn thiện - Ảnh Trần Cường
Dự án mở rộng đường Vành đai 3, đoạn từ Mai Dịch - cầu Thăng Long (thuộc đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư hơn 3.100 tỉ đồng, tuyến đường có chiều dài 5,5 km, mặt cắt ngang sẽ được mở rộng từ 56 m lên 93 m, mỗi bên 6 làn xe cơ giới. Trong đó, chi phí xây dựng 820 tỉ đồng, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng là 1.820 tỉ đồng.
Để mở rộng tuyến đường huyết mạch này, thành phố Hà Nội phải thu hồi gần 392.000 m2 đất, giải phóng mặt bằng 796 hộ, 55 cơ quan và bố trí 609 căn hộ tái định cư.
Ảnh Trần Cường |
Sau khi giải phóng mặt bằng, nhiều hộ dân nhường đất cho dự án, phần đất, phần nhà còn lại trở lên méo mó, biến dạng, không vuông vắn, đồng nghĩa với việc những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo bắt đầu xuất hiện 2 bên đường dự án ngàn tỉ nói trên.
Ông Nguyễn Văn Bắc (54 tuổi) một người dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng, chia sẻ nhà ông có hơn 100 m2, nhường cho dự án gần 80 m2, hiện tại chỉ còn vẻn vẹn 30 m2 đất méo mó, khiến việc xây nhà cũng trở nên khó khăn, chưa biết sẽ xây như thế nào cho hợp lý, các hộ lân cận cũng vậy, đất còn bao nhiêu thì họ xây cho hết diện tích, chứ không quan trọng hình thức vuông vắn.
Ông Trần Văn Bôn (62 tuổi), cũng thuộc hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng, cho hay trước kia nhà ông khá vuông vắn, từ khi nhường đất cho dự án, nhà ông phải đập bỏ một phần nhỏ, ngôi nhà trở lên góc cạch, méo mó trông thấy.
“Mở rộng đường, nhà tôi được vị trí mặt tiền đẹp, tuy nhiên, hình thù biến dạng, phải kêu thợ về sửa chữa, vá víu, không còn vẻ đẹp vốn có”, ông Bôn chia sẻ.
Ảnh Trần Cường |
Theo ghi nhận của chúng tôi dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng (nằm trong dự án mở rộng đường Vành đai 3) có tới hàng chục căn nhà siêu mỏng, méo mó. Nhiều nhà đã có từ trước đó, bị đập bớt một phần trở thành méo mó; cũng có những nhà mới "mọc" lên theo diện tích đất còn lại siêu mỏng, méo.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết vấn đề nhà mỏng, nhà méo, chính quyền có nắm bắt được, tuy nhiên diện tích của các hộ dân này đủ và được quyền xây dựng, nên các hộ dân xây hết diện tích đất họ có. Đối với các mảnh có diện tích nhỏ, chính quyền sẽ giải quyết hợp thửa để đủ điều kiện xây dựng.
“Hiện tại, các hộ chưa xây dựng hết nên nhìn còn nhếch nhác, sau này nhà mọc san sát lên, mặt tiền dọc 2 bên đường sẽ lại phẳng và sạch đẹp”, ông Quang nói.
Dưới đây là hình ảnh những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo bên cạnh dự án ngàn tỉ mà chúng tôi ghi nhận sáng 4.1:
Ảnh Trần Cường |
|
Ảnh Trần Cường |
Ảnh Trần Cường |
|
|
|
|
Ảnh Trần Cường |
Ảnh Trần Cường |
Ảnh Trần Cường |
|
|
Ảnh Trần Cường |
Hà Nội xem xét trách nhiệm, kỷ luật gần 100 cán bộ xây dựng
Tính từ tháng 3.2014 đến tháng 5.2018, các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã tiến hành xem xét trách nhiệm ... |
Thu hồi nhà, đất ‘siêu mỏng, siêu nhỏ’ phục vụ công cộng ở Hà Nội
Hà Nội chỉ đạo lập hồ sơ thu hồi các nhà, đất không đủ điều kiện tồn tại để phục vụ mục đích công cộng ... |