Nhà báo bị đuổi việc vì chỉ trích nhà hoạt động môi trường nhí

Đài phát thanh 96FM Radio de Natal (RN) sa thải nhà báo Gustavo Negreiros sau những bình luận của anh này về nhà hoạt động môi trường nhí Greta Thunberg. 

Negreiros chỉ trích cô bé 16 tuổi là "ngông cuồng", "khó ưa", thậm chí khẳng định cô "cần một người đàn ông". "Nếu không thích đàn ông, hãy cho cô ấy một người phụ nữ cũng được", trích đoạn video của Negreiros được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Brazil ngày 25/9.

Video của nhà báo Brazil đề cập tới việc Thunberg hôm 23/9 có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động Khí hậu và có bài phát biểu chỉ trích gay gắt các lãnh đạo thế giới vì không ngăn chặn cuộc khủng hoảng môi trường.

"Negreiros đã bị sa thải ngay lập tức. Anh ấy đến đài hôm nay để xin lỗi trên sóng", Giovanna Sinedino, một nhân viên của 96FM RN thông báo trên mạng xã hội ngày 25/9. Nhiều đối tác và các nhà tài trợ cũng cắt hợp đồng đối với đài RN sau khi video chỉ trích Thunberg của Negriros được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, dù nhà báo này lên tiếng xin lỗi.

nha bao bi duoi viec vi chi trich nha hoat dong moi truong nhi
Nhà báo Gustavo Negreiros trong một chương trình 96 minutes của . Ảnh: Reproducao.

Thunberg từng được chẩn đoán mắc vấn đề về sức khỏe tâm thần, hội chứng Asperger với đặc trưng là các hành vi, sở thích bị hạn chế và thường lặp đi lặp lại, gây khó khăn trong giao tiếp xã hội. Tuy nhiên cô bé đã gây ấn tượng với bài phát biểu dài 5 phút ở Liên Hợp Quốc hôm 23/9.

Thunberg nổi tiếng toàn thế giới sau khi một mình cầm biểu ngữ đứng trước quốc hội Thụy Điển hồi tháng 8 năm ngoái để kêu gọi chính quyền hành động vì môi trường. Cô bé sau đó thu hút sự chú ý của giới truyền thông và truyền cảm hứng cho các học sinh tại hơn 100 thành phố khắp thế giới tổ chức các cuộc biểu tình vì môi trường.

Để đến dự cuộc họp ở Liên Hợp Quốc tại New York, Thunberg không đi máy bay vì lượng khí thải từ phương tiện này rất lớn. Cô bé sử dụng một chiếc thuyền buồm di chuyển bằng năng lượng từ các tấm pin mặt trời và turbin phát điện dưới nước để vượt Đại Tây Dương trong vòng 15 ngày.

Mai Lâm (Theo Sputnik/Brasil247)

nha bao bi duoi viec vi chi trich nha hoat dong moi truong nhi Nhà hoạt động môi trường nhí giận dữ khi gặp Trump
nha bao bi duoi viec vi chi trich nha hoat dong moi truong nhi Giới trẻ mê mẩn ống hút tre thân thiện môi trường
nha bao bi duoi viec vi chi trich nha hoat dong moi truong nhi Nhà hoạt động môi trường Ấn Độ tuyệt thực đến chết vì sông Hằng bẩn
/ vnexpress.net