Nguồn lực hạn hẹp ‘trói chân’ kinh tế vùng

Đó là nội dung được đặt ra tại tọa đàm về phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ do Ban Kinh tế T.Ư cùng Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) phối hợp UBND các tỉnh tổ chức tại TP.HCM ngày 25.9.

Cảng Cái Mép - Thị Vải khai thác dưới công suất do thiếu đầu tư hệ thống giao thông kết nối

Theo ông Cao Đức Phát, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế T.Ư, khu vực kinh tế này vẫn chưa chuyển đổi thành công sang mô hình tăng trưởng với hàm lượng công nghệ cao. Giao thông chưa hiện đại, chi phí cao, chưa hình thành hệ thống đường bộ liên kết và đường sắt. Các trung tâm đô thị trong vùng kém kết nối… Mặc dù cũng có ban chỉ đạo vùng kinh tế nhưng hoạt động kém hiệu quả.

Đồng quan điểm, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế VN, nhấn mạnh: Vùng kinh tế Đông Nam bộ chiếm khoảng 16,5% dân số, chiếm 7% diện tích quốc gia nhưng sản xuất chiếm 40% GDP và đóng góp 60% ngân sách nhà nước. Trong khi vùng này chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu nhưng nguồn lực đầu tư ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 18,5% tổng vốn đầu tư của cả nước. Điều này cho thấy cách phân bổ nguồn lực, hệ thống khuyến khích cơ bản của VN vẫn dàn đều ở các địa phương. TS Thiên ví dụ: Tình trạng ùn tắc diễn ra thường xuyên tại Tân Cảng trong khi cảng biển Cái Mép - Thị Vải thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu thì công suất mới đạt 15 - 20%.

“Đất nước này muốn tăng trưởng nhanh nên ưu tiên đầu tư, dành những giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh cho vùng Đông Nam bộ. Làm sao giải phóng được nguồn lực để vùng phát triển mạnh”, TS Thiên nhấn mạnh.

Theo ông Lê Viết Thụy, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, VN đã thành lập Ban chỉ đạo và hội đồng kinh tế trọng điểm của các vùng kinh tế trên cả nước. Thế nhưng các ban này hoạt động chưa hiệu quả vì không có quyền, không có nguồn lực.

Ông Vũ Phạm Thảo, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chia sẻ: Từ 10 năm trước, ông đã từng tham dự hội nghị liên kết vùng do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì nhưng đến nay vẫn mạnh tỉnh nào tỉnh đó làm, thậm chí còn làm thui chột lợi thế của từng địa phương.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đầu tư 2 tỉ USD vào cảng Cái Mép nhưng giao thông kết nối rất kém dẫn tới hiệu quả khai thác thấp. Theo ông Thảo, nguyên nhân dẫn tới hạ tầng giao thông kết nối kém là thiếu công tâm trong việc phân bổ nguồn lực.

Đối với chỗ “đẻ ra tiền”, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở cửa ra thế giới nhưng T.Ư lại không đầu tư. Nguồn thu nộp về ngân sách T.Ư của cảng Cái Mép - Thị Vải từ năm 2009 - 2017 là 79.000 tỉ đồng, nhưng T.Ư đầu tư cho hệ thống cảng này chỉ khoảng 3.900 tỉ đồng, chiếm 4,6%.

(http://thanhnien.vn/kinh-doanh/nguon-luc-han-hep-troi-chan-kinh-te-vung-879686.html)

Đừng để đặc khu kinh tế thành \'miếng mồi\' của lợi ích nhóm

Ngày 20.9, Bộ KH-ĐT tổ chức hội thảo \'Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh ...

Xây dựng trạm quan trắc môi trường cạnh Formosa Hà Tĩnh

Hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển bốn tỉnh miền Trung có tổng kinh phí 320 tỷ đồng, thực hiện từ 2017 ...

Bộ Tài chính không muốn ưu đãi quá cao cho đặc khu kinh tế

Góp ý cho hồ sơ dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Bộ Tài chính bày tỏ không đồng tình với ...

Đặc khu kinh tế, ván bài \'được ăn cả, ngã về không\' của nhiều nước

Đặc khu kinh tế là một mô hình thu hút đầu tư rất phổ biến trên thế giới, từng tạo ra những phép màu về ...

/ Theo Mai Phương/Báo Thanh niên