Người Mông từng sợ cho con đi học sau này sẽ lười lao động nhưng từ khi thầy Lý A Phông về dạy, họ đã hiểu sự quan trọng của việc học.
Một trong những lý do con em đồng bào dân tộc sợ đi học là do nhận thức việc học của đồng bào các dân tộc còn nhiều hạn chế.
Để thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc, những thầy cô giáo vùng cao phải trải qua biết bao nhiều khó nhọc, tâm huyết và câu chuyện của thầy Lý A Phông là một câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình thay đổi nhận thức việc học cho chính đồng bào dân tộc mình.
Như bao người con của dân tộc Mông, thầy Lý A Phông lớn lên ở thôn Nhồi xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ – một vùng quê còn rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, thầy đang dạy tại Trường Tiểu học Trung Sơn B là điển hình cho giáo viên cắm bản của tỉnh Phú Thọ.
|
|
Thầy Lý A Phông, người truyền cảm hứng thay đổi nhận thức về việc học của đồng bào Mông ở Phú Thọ (ảnh do nhân vật cung cấp). |
Kể về mình, thầy Lý A Phông cho rằng, thầy may mắn hơn bao bạn khác cùng sinh, sống tại thôn Nhồi.
Mặc dù kinh tế gia đình bố mẹ đẻ nghèo và khó khăn (cơm không đủ ăn), nhưng được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, anh em trong dòng họ và sự nỗ lực cố gắng của bản thân với mong ước được đi học tiếp thu các bài giảng áp dụng vào thực tế sản xuất giúp cho đồng bào dân tộc Mông quê mình và gia đình thoát nghèo bền vững nên thầy đã quyết tâm học hành đến nơi đến chốn.
Ngay khi ngồi ghế phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Lương Sơn, cậu thiếu niên Lý A Phông đã gánh gạo đi ở trọ xa nhà. Khó khăn bộn bề nhưng vẫn nỗ lực cố gắng học tập và rèn luyện.
Thấu hiểu được cuộc sống nơi sinh ra và lớn lên, với sức trẻ thầy Lý A Phông mong muốn cống hiến cho quê hương, làm giàu cho quê hương, do vậy khi tốt nghiệp Phổ thông thầy đã chọn và thi vào Trường Đại học Hùng Vương, khoa Tiểu học.
Người thầy truyền cảm hứng tiếng Việt cho học sinh người Ê-đê! |
Đậu đại học chính là thành công và bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của chàng thanh niên trẻ. Trong quá trình học tập Lý A Phông đã luôn khẳng định mình với bạn bè trong lớp, trong khoa bằng kết quả học tập và rèn luyện tốt của mình.
Sau khi tốt nghiệp thầy được xét đặc cách vào viên chức sự nghiệp giáo dục, được tổ chức phân công về Trường tiểu học Trung Sơn B dạy lớp cắm bản tại thôn Nhồi xã Trung Sơn nơi quê hương mình.
Thầy Lý A Phông thổ lộ rằng, thầy nhận thức sâu sắc muốn phát triển kinh tế xã hội thì vai trò, vị trí của con người là chủ thể là nhân tố quyết định.
Do đó, bản thân thầy đã rất nỗ lực trong công tác chuyên môn, công tác vận động, tuyên truyền, công tác phổ cập giáo dục tại khu Nhồi và các khu khác thuộc Trường Tiểu học Trung Sơn B.
Thầy luôn thực hiện tốt, đúng với chuyên ngành được giao, yêu thương giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn trong học tập với đặc thù là học sinh vùng sâu xa, vùng dân tộc thiểu số (vùng đặc biệt khó khăn).
Theo thầy Lý A Phông, các em chưa hiểu, chưa nói thạo tiếng phổ thông, thầy đã tìm mọi cách khắc phục, giảng dạy để các em dễ hiểu nhất.
Qua 6 năm dạy học chuyên lớp 1, nhiều lúc nước mắt rơi bởi các em quá nhỏ mà lại không biết tiếng phổ thông. Nhưng 6 năm đó là nhiệm vụ là niềm tin cấp trên giao phó.
|
|
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê còn nhiều khó khăn, nên thầy Lý A Phông đã dành tình yêu thương, sự đồng cảm lớn đối với học sinh của mình (ảnh do nhân vật cung cấp). |
Thầy Lý A Phông kể rằng: “Trước năm 2013, các em học sinh dân tộc Mông ở thôn Nhồi thường xuyên nghỉ học để theo gia đình lên nương làm rẫy.
Đa số các em học hết lớp 5 là nghỉ ở nhà. Tỉ lệ học cấp 2 rất ít, không có học sinh học cấp 3 và học lên Đại học, Cao đẳng.
Phụ huynh hầu như không quan tâm đến việc học hành của con em mình. Đặc biệt các cháu gái lại càng không cho đi học vì sợ đi học về lười lao động, đi học về lấy chồng bố mẹ mất công nuôi mà lại chẳng được hưởng.
Các em học sinh và bố mẹ các em đều không thạo tiếng phổ thông gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên vùng xuôi.
Là người Mông, thầy Lý A Phông càng hiểu được tập quán của bà con. Thầy đã vào tận nhà các gia đình vận động , tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học và tác hại của việc không học không biết chữ, mù chữ.
Do vậy, năm học 2013 - 2014 các em học sinh tiểu học đi học ổn định và đảm bảo sĩ số cho đến nay.
Theo thầy Lý A Phông, phụ huynh tin tưởng vì có giáo viên (bản địa) biết tiếng Mông dễ dàng trong việc giúp kết nối giữa giáo viên vùng xuôi và phụ huynh.
Học sinh tự tin, hiểu biết hơn khi thầy có thể giải thích bằng tiếng Mông khi các em cần trợ giúp.
Làm thầy giáo dạy học trò bán trú chả khác gì làm cha, mẹ! |
Rất vui là hiện tại đồng bào Mông ở xã đã có 9 học sinh trình độ văn hoá 12/12, (trong đó: 5 người trình độ Đại học, 1 học viên đang thực tập sinh tại Isarel, 2 người trình độ cao Đẳng, 1 người trình độ Trung cấp).
Ngoài giờ dạy học hoặc các buổi sinh hoạt, họp thôn, bản thân thầy Lý A Phông luôn tham gia đóng góp ý kiến, tuyên truyền bà con về ổn định nơi cư trú, không di cư tự do để có thời gian phát triển kinh tế cho gia đình, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Có những hộ sang gặp thầy để nhờ giúp đỡ tư vấn về kinh tế, thầy luôn nhiệt tình giúp đỡ với những kiến thức vốn có: Như trồng cây gì có giá trị hơn, chăm sóc ra sao?
Không chỉ thế bản thân thầy Lý A Phông rất nhiệt tình trong công tác phong trào của xã, thôn.
Thầy luôn tuyên truyền bà con giữ mối quan hệ đoàn kết trong thôn cũng như các anh em dân tộc khác trong vùng 6 khe của xã Trung Sơn, cùng nhau học hỏi và phát triển kinh tế theo hướng đổi mới phù hợp với nhu cầu thời đại.
Với đặc thù các hộ đồng bào dân tộc Mông ở thôn Nhồi 100% các hộ theo đạo Thiên Chúa nên thầy chủ động phối hợp với Ban hành giáo vận động, hướng dẫn các hộ làm kinh tế, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do vậy trong những năm qua đồng bào công giáo luôn chấp hành tốt các chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái thi đua lao động sản xuất và thực hiện tốt phương châm sống“Tốt đời đẹp đạo”, “Kính chúa yêu nước”. Tích cực tham gia chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trinh Phúc 11/12/2019
Tăng trách nhiệm với đồng lương công nhân
Một trong những con số ấn tượng nhất trong nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn XI đó là việc Tổng Liên đoàn - trong vai ... |
Lao động phi chính thức: Những bánh xe chợ đời
Gần 20 triệu lao động không chính thức ở Việt Nam phần đông không có bảo hiểm, không có giấy tờ giao kết lao động ... |
Thi đua yêu nước và “điểm nghẽn” năng suất lao động
Năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Đó là câu chuyện không còn mới nhưng chưa ... |