\'Nghệ thuật\' giảng dạy của những người thầy 4.0

Kết nối, hỗ trợ sinh viên thường trực, hiểu rõ học trò, thậm chí coi họ như 'khách hàng' là là cách giảng dạy của những thày giáo thời 4.0.

Thay vì lên lớp rồi ra về đúng giờ, những thầy cô thời 4.0 có thể thường trực 24/7 qua hình thức online để giảng dạy và kèm cặp sinh viên. Với cách học mới của kỷ nguyên số, vai trò và triết lý giảng dạy của người thầy đã thay đổi.

Dạy học là kết nối

Là "leader" mảng kỹ thuật trong công ty phần mềm lớn ở Hà Nội, dù bận rộn với công việc nhưng anh Nguyễn Viết Hiền - mentor tại Đại học trực tuyến FUNiX vẫn có thể kết nối suốt cả ngày với học viên. Tức là, sinh viên có thể liên lạc với anh bất cứ lúc nào qua online.

Các phương thức anh Hiền sử dụng để kết nối với sinh viên vô cùng đa dạng. Ngoài công cụ trực tuyến do nhà trường cung cấp, anh còn dùng Skype, teamview, chat Facebook, điện thoại hoặc gặp offline… Bởi luôn sao sát với sinh viên nên anh có thể nắm vững lý lịch và tình trạng học tập của họ để kịp thời khích lệ, động viên, nhất là với những sinh viên học đuối hơn.

Gần 2 năm làm việc với vai trò mentor trực tuyến, anh Nguyễn Viết Hiền đã trả lời 3.419 câu hỏi, hỗ trợ 320 học viên của FUNiX từ Việt Nam đến Mỹ, Canada, Đức, Nhật… Khoảng cách địa lý hay thời gian học tập đã không còn là vấn đề khi thầy trò có thể kết nối thường xuyên.

Với quan điểm, dạy học không đơn thuần là hướng dẫn, truyền đạt kiến thức mà còn là chia sẻ kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống, chia sẻ cơ hội để thành công, anh Hiền luôn trân trọng cơ hội kết nối cùng sinh viên, đề cao việc khích lệ, hỗ trợ học viên tiến bộ từng ngày.

nghe thuat giang day cua nhung nguoi thay 40

Mentor và sinh viên FUNiX tương tác thí nghiệm Internet of Things tại xDay.

Cá nhân hóa học tập trên năng lực của học viên

Trong mô hình học tập truyền thông, những sinh viên học tốt thường là người có sẵn tư chất hay giỏi ở nhiều môn học, do đó, sinh viên không theo kịp bài giảng dễ bị thụt lùi. Nhưng với mô hình học thời 4.0, vai trò của người thầy được đẩy lên cao hơn, giúp sinh viên đạt được kết quả học tập tốt nhất.

"Để học tốt, sinh viên không nhất thiết phải giỏi, quan trọng là mentor nắm bắt được tâm lý, điểm yếu, điểm mạnh của từng học viên, qua đó, khích lệ họ tự học. Khi kích thích được điểm mạnh và bỏ qua điểm yếu, học viên sẽ tự học tốt hơn", anh Nguyễn Văn Hùng - mentor tại Đại học trực tuyến FUNiX chia sẻ.

Theo đó, khi giảng dạy, anh không lấy quan điểm cá nhân để áp đặt mà đứng trên góc độ của sinh viên để hiểu và đưa ra cách truyền đạt phù hợp. Anh cho biết: "Tôi không trả lời trực tiếp câu hỏi của sinh viên mà thường định hướng, gợi ý để họ tự đưa ra câu trả lời. Sinh viên càng yếu thì mình càng phải cố gắng nhiều hơn để giúp đỡ".

Học viên cũng như khách hàng

Tham gia giảng dạy lâu năm ở FUNiX, anh Nguyễn Duy Nghiêm coi "học viên như khách hàng" và đưa ra nhiệm vụ của mình là vận dụng mọi kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn để thỏa mãn "khách hàng" sau mỗi lần tương tác.

Anh Nghiêm chia sẻ: "Mục tiêu của tôi là lấy sự thỏa mãn, kết quả học tập của sinh viên để soi chiếu phương pháp giảng dạy của mình. Trong khi giảng dạy, tôi hay dùng cách hỏi ngược, khơi gợi để xTer tìm ra được bản chất của vấn đề, lĩnh hội kiến thức tốt hơn".

Song song với việc giảng dạy, anh Nghiêm thường xuyên đưa ra lời khen ngợi, đặt mình vào vị trí của sinh viên để hiểu nỗi khó khăn cũng như sẵn sàng tâm sự cùng họ để giải quyết các vướng mắc.

Có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở các môi trường khác nhau, anh Nguyễn Duy Nghiêm đánh giá cao mô hình học 1-1 mà trong đó "người thầy là người dẫn dắt, định hướng, đưa học viên đi tới nơi tới chốn".

"Cách học này giúp sinh viên dễ dàng thay đổi giảng viên nếu cảm thấy không phù hợp hoặc ngược lại. Trong khi đó, người dạy sẽ cá nhân hóa được tình huống học cho mỗi người, giúp học viên hiểu sâu và rộng hơn đồng thời mang lại nhiều trải nghiệm từ kinh nghiệm thực tế của giảng viên", anh Nghiêm phân tích.

Mô hình dạy và học online với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và nguồn học liệu giúp quá trình dạy-học giữa thày-trò có nhiều thay đổi. Theo đó, người dạy không trong vị thế độc tôn trước người học mà trở thành những mentor - người dẫn dắt, định hướng và đồng hành.

nghe thuat giang day cua nhung nguoi thay 40 Thật hạnh phúc khi được làm học trò của cô

LTS: Câu chuyện cô giáo Nhung bị yêu cầu quỳ gối để xin lỗi ở Long An vốn dĩ là chuyện cá biệt, nhưng lại ...

nghe thuat giang day cua nhung nguoi thay 40 Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Đừng biến bục giảng thành nơi “ăn miếng trả miếng”

Giữa những áp lực bủa vây của ngành nghề, câu chuyện giáo viên phải quỳ gối để xin lỗi phụ huynh học sinh không chỉ ...

nghe thuat giang day cua nhung nguoi thay 40 Khi giáo viên phải quỳ xin lỗi phụ huynh

Một câu chuyện đau lòng, không chỉ làm tổn thương đến những người thầy, mà là sự tổn thương chung của xã hội.

Quỳnh Anh

/ https://vnexpress.net