Ngày 6/1/1412 ghi dấu thời điểm ra đời của Jeanne d'Arc, nữ tướng huyền thoại của Pháp bị thiêu sống khi mới 19 tuổi vì cáo buộc là phù thủy.
Dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, kéo dài vẻn vẹn 19 năm, song Jeanne d\'Arc đã làm thay đổi hoàn toàn một giai đoạn lịch sử của nước Pháp, tạo nên những kỳ tích khó tin khiến người đời ngưỡng mộ và về sau được Giáo hội La Mã phong thánh.
Nơi Jeanne d\'Arc chào đời ở Domrémy hiện đã trở thành một bảo tàng. Ảnh: Wikipedia
Sử sách có ghi, Jeanne d\'Arc sinh ngày 6/1/1412, trong một gia đình nông dân nghèo ở Domrémy, Pháp. Ngay từ nhỏ, nàng đã tỏ ra khôn ngoan và giỏi đối đáp, dù không biết đọc hay biết viết. Không chỉ giỏi cưỡi ngựa, nàng còn rất dũng cảm và có ý thức mạnh mẽ về tôn giáo.
Jeanne lớn lên vào đúng thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của nước Pháp. Lúc bấy giờ, vua Charles VI thỉnh thoảng lại lên cơn điên, không thể trị vì đất nước, dẫn đến việc phe Armagnac ủng hộ em trai nhà vua và phe của Công tước xứ Burgundy tranh giành quyền nhiếp chính nước Pháp cũng như quyền bảo trợ cho con cái nhà vua.
Khi ấy, cuộc chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp, bắt nguồn từ tranh cãi về quyền thừa kế ngai vàng nước Pháp, đã xảy ra được 75 năm. Gần như tất cả các cuộc giao tranh đều diễn ra trên đất Pháp, ở thế giằng co. Năm 1415, lợi dụng tình hình rối ren của Pháp, Vua Anh Henry V đã cho quân xâm lược nước này, giành chiến thắng trong trận Agincourt, rồi lần lượt chiếm đóng các thành phố ở miền bắc Pháp. Năm 1420, Hoàng hậu Pháp Isabeau buộc phải ký Hiệp ước Troyes, cho phép Vua Anh Henry V và con cháu của ông được kế vị ngai vàng nước Pháp, thay cho con trai bà.
Năm 1424, khi mới 12 tuổi, Jeanne kể đã nghe thấy tiếng nói của ba vị thánh khi đang ở ngoài đồng một mình. Các vị thánh truyền lệnh cho nàng đánh đuổi người Anh và đưa Thái tử Pháp đến Reims để lên ngôi hoàng đế.
Quá sợ hãi và hoài nghi, ban đầu Jeanne không tiết lộ cho ai biết về những lời thánh truyền. Mãi tới tháng 5/1428, khi 16 tuổi, nàng mới nhờ một người họ hàng đưa đến Vaucouleurs, lãnh địa gần nhất vẫn còn trung thành với Thái tử Charles, để thỉnh cầu chỉ huy quân đồn trú ở đó - Bá tước Robert de Baudricourt cho phép tiếp kiến triều đình Pháp tại Chinon. Do Bá tước Baudricourt không tin và thậm chí còn chế giễu Jeanne, nên nàng buộc phải trở về quê hương.
Không nản chí, tháng 1/1429, Jeanne đến Vaucouleurs một lần nữa. Lần này, sự quả quyết cùng những tiên đoán hết sức chính xác của Jeanne về việc quân Pháp thất trận ở Herrings, gần Orléans đã khiến Bá tước Baudricourt tin tưởng nàng. Ông đã cử một toán lính tháp tùng cô gái trẻ cắt tóc ngắn, ăn mặc giả trai, vượt qua những vùng đất thù địch để đến Chinon diện kiến Thái tử.
Khi tới triều đình, cô gái thôn quê mới 17 tuổi thực sự khiến Thái tử Charles hết sức kinh ngạc vì sự can đảm, cách lập luận sắc sảo và niềm tin tôn giáo của mình. Lúc bấy giờ, trong vùng cũng đang loan truyền một lời tiên tri rằng, nước Pháp sẽ được cứu giúp nhờ một người phụ nữ trẻ. Khi Jeanne kể lại những gì mình từng trải qua, nhiều người tin nàng chính là người phụ nữ trẻ đó.
Một bức họa mô phỏng Jeanne d\'Arc khi ra trận. Ảnh: History.com
Thái tử Charles rốt cuộc bị thuyết phục và đồng ý giao cho Jeanne dẫn đầu đội quân giải phóng Orléans khỏi sự vây hãm của người Anh. Ngày 29/4/1429, Jeanne tới Orléans và chỉ 9 ngày sau đó, binh lính của nàng đã đánh đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố.
Dù các sử gia vẫn còn nhiều tranh cãi về vai trò cũng như tài năng quân sự của Jeanne, nhưng theo nhiều tài liệu, nàng quả thực là một vị tướng mưu lược. Không lặp lại chiến thuật phòng thủ quá thận trọng của các tướng lĩnh khác của quân đội Pháp, Jeanne nhiều lần cho binh lính chủ động tấn công và phản kích quân Anh. Ngay cả khi bị thương nặng, nàng cũng tiếp tục lãnh đạo binh lính giữ vững thế trận.
Khả năng cầm quân của Jeanne được chứng minh khi chỉ trong vòng một năm, nàng giúp quân đội Pháp giành chiến thắng ở Orleans, Patay và Troyes.
Bức vẽ tái hiện nữ tướng Jeanne d\'Arc tại lễ đăng quang của Vua Charles VII. Ảnh: Wikimedia
Ngày 6/7/1429, đội quân của nàng cũng giành lại quyền kiểm soát thành phố Reims từ tay quân Anh. Hơn 10 ngày sau, vào ngày 17/7/1429, Thái tử Charles làm lễ đăng quang tại nhà thờ Reims, trở thành Vua Charles VII.
Jeanne tiếp tục được giao nhiệm vụ chỉ huy quân Pháp giải phóng các vùng đất và chiếm lại Paris. Tuy nhiên, ngày 23/5/1430, trong một cuộc đụng độ ở Compiegne, nàng bị phe Burgundy bắt giữ và giao nộp cho quân Anh.
Sau nhiều nỗ lực bỏ trốn và giải cứu thất bại, Jeanne bị đưa ra xét xử tại tòa án ở Anh vì tội dị giáo và sử dụng ma thuật như phù thủy. Nàng bị kết án tử hình bằng cách thiêu sống. Ngày 30/5/1431, đã có hơn 10.000 người tới xem vụ hành hình nữ anh hùng người Pháp ở Rouen.
Theo các sử gia, Jeanne chết vì ngạt khói. Hồng y của Winchester đã phải cho hỏa thiêu đến 3 lần mới có thể hủy hoại cơ thể nàng hoàn toàn. Toàn bộ số tro sau đó được rải ở sông Seine.
Vào năm 1456, mẹ và hai anh của Jeanne kháng án xin mở lại hồ sơ. Giáo hoàng Callistus III đã chấp thuận. Sau cuộc điều tra của Giáo hội La Mã, nàng được tuyên vô tội.
Jeanne d\'Arc được Giáo Hoàng Benedic XV phong Thánh năm 1920 và được tuyên xưng là "quan thầy của nước Pháp" vào năm 1922. Cuộc đời cùng những giai thoại về nữ tướng trẻ luôn được đời sau nhắc tới, ca ngợi và trở thành niềm cảm hứng cho sự ra đời của vô số tác phẩm thi ca, hội họa và điện ảnh sau này.
"Nữ tướng" Huawei được tại ngoại, ông Trump nói "sẽ can thiệp" nếu cần
Tòa án ở Canada ngày 11-12 đã chấp nhận yêu cầu tại ngoại của Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou trong khoảng thời gian ... |
Ảnh: Cận cảnh những cây muồng trăm tuổi bỗng dưng chết khô bên tượng đài Nữ tướng Lê Chân ở Hải Phòng
Những cây muồng có tuổi đời gần trăm năm trồng hai bên quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (Hải Phòng) bỗng dưng chết ... |
Nữ tướng Bùi Thị Xuân - sống anh hùng, chết oanh liệt
Sống anh hùng, chết oanh liệt, cuộc đời của vợ chồng bà Bùi Thị Xuân là tượng trưng cho triều đại Tây Sơn oai hùng ... |
Gia thế ‘khủng’ của \'nữ tướng\' Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang
Xinh đẹp, tài năng, "nữ tướng" Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang còn có gia thế “khủng” khiến nhiều người ngỡ ngàng. |