Ngành giáo dục sẽ toàn nhân tài?

Nhiều địa phương đang thay đổi cách thức tuyển dụng nhằm rộng cửa đón người tài về ngành giáo dục. Liệu rằng, kết quả có được như kỳ vọng?

Ngành giáo dục sẽ toàn nhân tài? - Ảnh 1

Hiện nhiều chính sách được đưa ra để thu hút nhân tài trong ngành giáo dục. Ảnh minh họa

Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc "có giá"

Sinh năm 1996, tân cử nhân Lê Xuân Bảo vừa được tuyển dụng theo diện thu hút của sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An. Khi còn là học sinh chuyên Lý khóa 40 của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Bảo từng 2 lần đạt giải Nhì môn Vật lý trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11 và 12; giải Nhất môn Vật lý kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 12.

Với kết quả đó, Bảo đã được tuyển thẳng vào ngành Vật lýtrường đại học Khoa học tự nhiên (đại học Quốc gia Hà Nội). Sau đó, Bảo tiếp tục nhận được học bổng và theo học 3 năm tại trường đại học Bách Khoa Saint Petesburg, Cộng hòa Liên bang Nga chuyên ngành Điện hạt nhân.

Sau 3 năm học ở Nga, Bảo trở lại Việt Nam và quyết định theo học ngành Sư phạm Vật lý tại trường đại học Vinh và tốt nghiệp loại xuất sắc.Vượt qua vòng phỏng vấn, Lê Xuân Bảo đã được Giám đốc sở GD&ĐT Nghệ An ra quyết định tuyển dụng vào làm giáo viên dạy môn Vật lý, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.

Việc Bảo được tuyển dụng vào dạy tại ngôi trường nổi tiếng tạo động lực cho nhiều sinh viên giỏi, những người đam mê ngành sư phạm. Chính sách thu hút nhân tài cũng đã được triển khai tại nhiều địa phương.

Từ năm 2019, Quảng Nam đã bắt đầu tổ chức xét tuyển và tuyển dụng được 20 giáo viên (SN 1995-1997) là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ xét tuyển theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các sinh viên này chính thức làm việc từ ngày 10/4/2020 tại các trường học THPT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại nhiều trường chuyên, trường ở trung tâm.

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc sở GD&ĐT Quảng Nam - cho biết: “Kết quả bước đầu đã thấy rất rõ những tín hiệu đáng mừng trong triển khai dạy học của các giáo viên mới. Trong chính sách tạo “hạt giống đỏ”, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên, xem xét các giáo viên thể hiện tốt để đưa vào danh sách bồi dưỡng, cử đi học thêm để nâng cao trình độ, chuyên môn”.

Sở này còn cho phép người trúng tuyển sẽ được lựa chọn đơn vị công tác theo nguyện vọng cá nhân với thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp dựa trên kết quả xét tuyển.
Tiếp nối, ngay từ giữa năm 2020, sở GD&ĐT Quảng Nam đã gửi thư tới các trường đại học đào tạo sư phạm, các hiệu trưởng, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, trưởng phòng GD&ĐT trên địa bàn để tổng hợp thông tin sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và đủ tiêu chuẩn xét tuyển theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ.

Theo ông Quốc, sự ra đời của Nghị định 140 là một trong những chủ trương thu hút nhân tài, rất nhân văn, vì thế ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam rất đầu tư và tâm huyết, cho đây là cơ hội để “kéo” được sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc; đồng thời xây dựng đội ngũ nhà giáo của tỉnh có năng lực chuyên môn vững vàng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc này cũng có ý nghĩa rất cần thiết để nâng cao đầu vào cho ngành sư phạm.

Ngoài những sinh viên đạt theo tiêu chuẩn của Nghị định 140, sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cũng lập danh sách những sinh viên đạt học lực giỏi, xuất sắc nhưng thiếu tiêu chí học sinh giỏi cấp THPT của bản thân, nghiên cứu khoa học... để thông báo các em nộp đơn thi tuyển. Đề thi và cách thức thi cũng tạo “đất” cho các thí sinh giỏi thể hiện được năng lực. Năm nay, ngành giáo dục có thêm 160 biên chế, ông Thanh mong muốn sẽ hút thêm nhiều sinh viên xuất sắc về “đầu quân”.

Trước khi có Nghị định 140, Giám đốc Sở cũng đã tham mưu cho UBND- HĐND tỉnh ra Nghị quyết 31 để thu hút nhân tài về công tác tại địa phương.

Nhà trường được tham gia tuyển dụng

Năm 2020 là năm thứ ba TP.HCM áp dụng tuyển dụng với các ứng viên không có hộ khẩu thành phố. Chính vì thế, số lượng ứng viên ngoại tỉnh về TP.HCM dạy học ngày càng tăng, giúp Sở có nhiều cơ hội lựa chọn nhân tài hơn.

Kỳ thi tuyển viên chức ngành GD&ĐT TP.HCM năm nay có 1.186 ứng viên đủ điều kiện tham dự vòng thi thực hành, trong đó có 766 người có hộ khẩu ở các tỉnh, thành khác TP.HCM, chiếm tới gần 65%.

Việc “cải tiến” kỳ thi tuyển viên chức ngành GD&ĐT TP.HCM bắt đầu bằng quy trình đăng ký dự tuyển hoàn toàn trực tuyến, ứng viên không phải trực tiếp lên sở để mua hồ sơ. Việc này tiết kiệm thời gian, công sức cho cả ứng viên và hội đồng xét tuyển viên chức, vừa đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid-19.

Ngoài ra, dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị cũng đưa công khai trên trang thông tin điện tử của sở GD&ĐT. Từ đó, ứng viên có thể tự đánh giá được mức độ cạnh tranh ở từng trường trong khi dự tuyển.

Điểm mới nhất trong tuyển dụng viên chức ngành giáo dục TP.HCM năm nay là ứng viên được chọn nơi công tác ngay từ bước đăng ký sao cho phù hợp với với điều kiện, năng lực, mong muốn. Điều này khắc phục việc sau khi tuyển xong, Sở phân bổ giáo viên về từng trường nhưng nhiều người bỏ vì ngôi trường được đưa về không như ý muốn.

Không những thế, năm nay sở GD&ĐT TP.HCM còn giao cho ban Giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của các trường trực tiếp làm giám khảo vòng thi thực hành nhằm kiểm tra năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy của ứng viên.

Huyên Nguyễn

Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luâtk số Chủ Nhật (36)

Lớp 1 thì mua thêm cả chục cuốn sách tham khảo để làm gì? Lớp 1 thì mua thêm cả chục cuốn sách tham khảo để làm gì?

Việc bán sách giáo khoa đính kèm cả chục cuốn sách tham khảo, sách bổ trợ khiến phụ huynh phải bỏ tiền triệu mua sách ...

Bộ Giáo dục nói gì về Bộ Giáo dục nói gì về "cơ, rô, tép, bích" trong vở bài tập Toán lớp 1?

Ảnh minh họa trong vở bài tập Toán lớp 1 có xuất hiện những hình ảnh "cơ, rô, tép, bích" khiến nhiều bậc phụ huynh ...

Giáo dục Giáo dục "bao lo"

Hơn 14 năm làm giáo viên cấp ba, điều tôi hay lo lắng nhất không phải sức học, mà là nhiều em sẽ chẳng bao ...

Tôi nói về sách giáo khoa lớp 1 Tôi nói về sách giáo khoa lớp 1

Từ đầu năm học đến giờ, tôi nghe nói rất nhiều về những bất cập về sách giáo khoa cho học sinh bậc tiểu học, ...

Bộ Giáo dục cần cấm triệt để việc biến trường học thành đại lý bán sách Bộ Giáo dục cần cấm triệt để việc biến trường học thành đại lý bán sách

Đáng lẽ ra khi đã thực hiện xã hội hóa các bộ sách giáo khoa thì các nhà xuất bản cũng cần bán công khai ...

/ www.doisongphapluat.com