Ngân hàng Nhà nước: Không phải ai cũng được thanh toán nhân dân tệ ở biên giới

Người Việt Nam, cư dân biên giới, du khách Trung Quốc tới 7 tỉnh biên giới không được thanh toán bằng nhân dân tệ mà buộc phải dùng đồng tiền của Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc sử dụng đồng nhân dân tệ (CNY) đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc chỉ áp dụng cho đối tượng tham gia hoạt động thương mại biên giới.

- Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 19 hướng dẫn về quản lý ngoại hối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thay thế Quyết định 689 ban hành năm 2004. Vậy cụ thể những đối tượng nào được phép thanh toán bằng nhân dân tệ tại khu vực biên giới, thưa ông?

Theo Thông tư 19, ngoài sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi (USD) để thanh toán theo thông lệ,

Nếu thanh toán bằng tiền mặt, họ chỉ được dùng VND, tuyệt đối không thể dùng CNY.

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

thương nhân hoạt động ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc có thể dùng đồng bản tệ (VND hoặc CNY) để thanh toán thông qua chi nhánh ngân hàng biên giới.

Nếu thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, họ có thể được nhận thanh toán bằng tiền mặt (VND, CNY) nhưng vẫn phải nộp vào ngân hàng trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ.

Còn cư dân biên giới và thương nhân giao dịch tại chợ biên giới chỉ được dùng CNY và VND để thanh toán, không được sử dụng ngoại tệ. Nếu thanh toán bằng tiền mặt, họ chỉ được dùng VND, tuyệt đối không thể dùng CNY.

Nói cách khác, người Việt Nam, cư dân biên giới, khách du lịch Trung Quốc tới 7 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc đến mua sắm tại chợ biên giới chỉ được thanh toán tiền mặt bằng VND và không có chuyện họ được thanh toán bằng CNY hay ngoại tệ tiền mặt.

- Việc cho phép sử dụng đồng bản tệ như vậy có ích lợi gì cho người dân và trong quản lý Nhà nước, thưa ông?

ngan hang nha nuoc khong phai ai cung duoc thanh toan nhan dan te o bien gioi

Một số đối tượng tham gia hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng nhân dân tệ. (Ảnh: SCMP)

Thông thường khi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải thanh toán bằng ngoại tệ. Nhưng với những cư dân sinh sống hàng ngày tại khu vực biên giới, việc thanh toán bằng ngoại tệ sẽ gây khó khăn cho họ như mất chi phí chuyển đổi ngoại tệ, gây bất tiện trong đời sống hàng ngày...

Do đó, việc sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán sẽ thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước giao thương.

Chưa kể, điều này cũng giúp thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối tại các tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam; tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Thực tế không chỉ riêng Việt Nam và Trung Quốc có cơ chế thanh toán biên mậu cho phép sử dụng đồng bản tệ như vậy. Trên thế giới, các nước có chung đường biên giới, có những hợp tác thương mại song phương thông thường cũng đi kèm các điều khoản về thanh toán bằng bản tệ, như Thái Lan, Myanmar, Nga, Trung Quốc...

- Việc cho phép thương nhân Trung Quốc và Việt Nam thanh toán bằng CNY đã được thực hiện từ năm 2004 theo Cơ chế thanh toán biên mậu giữa hai nước. Vậy so với trước đây, quy định mới có gì sửa đổi, bổ sung?

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Hiệp định thanh toán song phương với Ngân hàng Trung ương ba nước có chung biên giới gồm Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trên tinh thần đó, cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được thực hiện từ năm 2004.

Tuy nhiên, quá trình triển khai lại bộc lộ một số bất cập. Đồng thời ngày 23/1/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 14 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Do đó, việc ban hành Thông tư số 19 là cần thiết để hướng dẫn thực hiện Nghị định 14 và khắc phục những vướng mắc tại quyết định 689.

Điểm mới lớn nhất tại Thông tư 19 là bổ sung đối tượng tham gia và phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán phù hợp với từng hoạt động thương mại biên giới của thương nhân, của cư dân biên giới và tại chợ biên giới cho phù hợp với quy định tại Nghị định 14.

Ngoài ra, những sửa đổi cũng nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán bằng đồng bản tệ với tất cả các chủ thể, bổ sung những quy định làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, những thay đổi trong chính sách thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, góp phần thực thi chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Chính phủ.

ngan hang nha nuoc khong phai ai cung duoc thanh toan nhan dan te o bien gioi Cho phép dùng tiền nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới

Việc sử dụng nhân dân tệ thanh toán ở biên giới được quy định trong Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với ...

ngan hang nha nuoc khong phai ai cung duoc thanh toan nhan dan te o bien gioi Đồng USD hạ nhiệt tại Việt Nam, tăng mạnh trên thế giới

Đồng USD đang có dấu hiệu hạ nhiệt tại Việt Nam, nhưng nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trên thế giới sau cuộc khủng hoảng ...

ngan hang nha nuoc khong phai ai cung duoc thanh toan nhan dan te o bien gioi Nguy cơ chiến tranh tiền tệ khi Trung Quốc liên tục hạ giá nhân dân tệ

Làm yếu NDT có thể hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc, nhưng cũng làm tăng căng thẳng với Mỹ.

/ https://vtc.vn