Nga hay Trung Quốc cũng có thể phát triển năng lực chống tàng hình tương tự chiến đấu cơ của Mỹ, vấn đề chỉ là thời gian.
Boeing và Hải quân Mỹ có thể tự hào về sự lợi hại của kết hợp tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại sóng dài cùng với mạng lưới dữ liệu đa tàu tốc độ cao và các thuật toán tổng hợp cảm biến tiên tiến, có thể tạo ra vũ khí chất lượng theo dấu vết bất cứ chiến đấu cơ kẻ thù nào. Có điều, Nga hay Trung Quốc cũng có thể phát triển năng lực tương tự, vấn đề chỉ là thời gian.
Công nghệ chống tàng hình
Theo The National Interest, cả Moscow và Bắc Kinh đều có hầu hết yếu tố cần thiết để phát triển và đối trọng các công nghệ chống tàng hình tương tự những gì Hải quân Mỹ và Boeing đã thể hiện trong cuộc tập trận Fleet Exercise 2017, trong đó một cặp chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornets được cải biến bằng cách kết hợp một bộ xử lý DTP-N cường độ mạnh và mạng dữ liệu trên nền tảng IP tốc độ cao TTNT và cụm sóng tìm kiếm - theo dõi hồng ngoại Block II sóng dài (IRST).
Hải quân Mỹ sẽ có khả năng chống tàng hình mới trong những năm tới khi mẫu Super Hornet Block III được đưa vào biên chế năm 2022. Từ thực tế cả Nga và Trung Quốc để có những công nghệ cần thiết để có được năng lực này của Hải quân Mỹ, vấn đề chỉ là thời gian trước khi Moscow và Bắc Kinh bắt đầu triển khai những năng lực chống tàng hình tương tự.
Chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35 của Mỹ. Ảnh: EPA
Chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35 của Mỹ. Ảnh: Reuters
Về phía Nga, như nhà khoa học nghiên cứu Michael Kofman thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân (Mỹ) cho biết, họ đã có các cảm biến theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại trên các máy bay chiến đấu nhiều thập niên qua.
Thậm chí những phiên bản sớm nhất của các chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29 Fulcrum và Sukhoi Su-27 Flanker cũng đều có tích hợp một hệ thống IRST. Moscow đang tiếp tục phát triển các chiến đấu cơ hiện đại như Sukhoi Su-30SM và Su-35S với công nghệ IRST tân tiến hơn, ấn tượng hơn.
Phiên bản Su-57 PAK-FA sắp trình làng cũng kết hợp hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại 101KS-V. "Giống như mọi máy bay Nga, mỗi chiếc đều có một cụm IRST lớn phía trước trong suốt 30 năm qua" - ông Kofman cho hay.
Tuy nhiên, chưa rõ độ dài sóng hồng ngoại mà các hệ thống của Nga sử dụng. Song, có vẻ nước này dùng hồng ngoại sóng trung. Phần lớn cảm biến hồng ngoại máy bay quân sự thường dùng sóng trung bởi sự phát huy tốt giữa phạm vi và khả năng phân giải. Hồng ngoại sóng dài ít phổ biến hơn bởi dù phần quang phổ mang lại phạm vi tuyệt vời cũng như khả năng nhận biết các vật thể nhất định, những cảm biến này lại bị hạn chế bởi độ phân giải không ổn và khi hoạt động trong tình trạng hỗn loạn. .
Hồng ngoại sóng dài (LWIR) từ lâu được coi như "chén thánh" cho Bộ Quốc phòng Mỹ. "Độ nhạy được tạo ra trực tiếp nhất bằng cách phát triển các thiết bị dò đáp ứng băng tần bước sóng IR (LWIR) 8-12 µm. Băng tần LWIR là loại được ưa thích bởi nó cung cấp tín hiệu tốt nhất trong môi trường khác biệt về nhiệt độ giữa một vật thể và phần nền của nó" - hai chuyên gia David Schmieder và James Teague viết tại Trung tâm Phân tích Thông tin Hệ thống Phòng thủ.
"Không may là băng tần này cũng là một trong những ca khó nhất đối với các thiết bị dò, bởi photon sóng dài có năng lượng thấp hơn các photon sóng ngắn. Vậy nên, phát hiện photon LWIR cũng có nghĩa là phát hiện ra các đối tượng năng lượng thấp khác, như dòng điện tối phát nhiệt tiềm ẩn và tiến ồn của nó" - các chuyên gia nói trên cho biết thêm.
Cảm biến nhạy
Boeing đã giải quyết các vấn đề liên quan tới tiếng ồn, hỗn loạn và độ phân giải bằng cách sử dụng các thuật toán mới và sức mạnh xử lý khổng lồ của máy tính DTP-N trên máy bay Super Hornet Block III. Kết quả là một cảm biến đủ nhạy để phát hiện các mục tiêu trên không tại các phạm vi mở rộng vượt quá khả năng của cả một radar quét điện tử năng động như Raytheon AN / APG-79. Cũng không có bất kỳ sự che giấu nào từ cảm biến hồng ngoại sóng dài — vì camera có thể cảm nhận nhiệt được tạo ra bởi sự xáo trộn của các phân tử không khí hoặc ánh sáng mặt trời hấp thụ bởi vỏ máy bay và phát ra dưới dạng nhiệt nền.
Tiêm kích Su-57 trong lễ Duyệt binh Chiến thắng ở Moscow hôm 9-5. Ảnh: Sputnik.
"Nếu máy bay của kẻ thù tới phía bạn ở mặt radar thấp, nó vẫn phát ra nhiệt" - ông Bob Kornegay – người đứng đầu đội phát triển của Boeing với chương trình F/A-18E/F và EA-18G nội địa, cho hay. "Thế nên, nó sẽ giúp chúng ta cũng như đối thủ của chúng ta bắt đầu phát triển máy bay tàng hình. Nó giúp chúng ta đánh bại điều đó bằng cách vượt ra ngoài phạm vi băng tần X".
Vấn đề là nền công nghiệp quốc phòng của Nga và Trung Quốc đều đã có kinh nghiệm xây dựng cảm biến IRST và không quá khó khăn để phát triển cụm theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại sóng dài.
Tương tự, cả Nga và Trung Quốc đều có thể tiếp cận năng lực mạng lưới dữ liệu trên không. Mikoyan MiG-31 Foxhound của Nga được trang bị RK-RLDN và APD-518, về sau có thể tiến tới phối hợp một chuyến bay gồm bốn máy bay phản lực. Các chiến đấu cơ Nga mới hơn như Su-30SM, Su-35S và Su-57 cũng kết hợp các liên kết dữ liệu - cũng như các phiên bản tương ứng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tốc độ và lưu lượng của các liên kết dữ liệu này vẫn là dấu chấm hỏi, dù vậy một điều chắc chắn rằng cả Moscow và Bắc Kinh đều có khả năng phát triển các băng thông tốc độ cao trên băng tần cao. Một khi hai nước này có khả năng liên kết hai hay nhiều máy bay được trang bị IRST sóng dài qua một liên kết tốc độ cao, họ sẽ có hầu hết các "nguyên liệu" cần thiết để xây dựng khả năng chống tàng hình.
Điều này mở ra nghi vấn về khả năng Nga và Trung Quốc có thể phát triển các thuật toán nhiệt cảm biến tiên tiến, một thách thức lớn ngay cả đối với các nhà thầu quốc phòng Mỹ. Điều đó cần phải có thời gian, thế nhưng có vẻ như cả hai nước này đều có khả năng phát triển phần mềm và phần cứng máy tính để thực hiện tham vọng đó.
F-22 của Mỹ trong một lần tiếp liệu. Ảnh: Youtube
Chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35 của Mỹ. Ảnh: AP
F-35 diễn tập cất và hạ cánh trên tàu sân bay. Ảnh: PA
Bắc Kinh vốn có nhiều nguồn tiếp cận công nghệ máy tính bên ngoài hơn, nhiều khả năng có thể phát triển một gói phần mềm điện tử như vậy trước tiên trong tương lai gần. Tuy nhiên, Nga cũng sẽ có khả năng phát triển năng lực tương tự và có thể tiếp cận các nguồn lực bên ngoài từ Trung Quốc nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow không được dỡ bỏ.
Khi Trung Quốc hoặc Nga có thể kết hợp IRST sóng dài với liên kết dữ liệu tốc độ cao và các máy tính, thuật toán cho phản ứng tổng hợp đa tàu, khả năng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ hoạt động độc lập sẽ suy giảm. Thật vậy, Không quân Mỹ dự đoán diễn biến này – họ lưu ý rằng chiếc F-22 Raptor của Mỹ sẽ ngày càng bị thách thức vào những năm 2030 bởi khả năng của kẻ thù mới.
"Những chiếc F-22 mới sẽ được giao hàng bắt đầu từ giữa những năm 2020"- Không quân Mỹ nói trong một báo cáo năm 2017 đệ trình Quốc hội. "Trong khi F-22 tiếp tục duy trì các giải pháp ưu việt hàng đầu chống lại các mối đe dọa hiện tại, các phiên bản sản xuất mới sẽ bắt đầu ở chỗ năng lực của F-22 sẽ bắt đầu đối mặt với những thách thức mới vào năm 2030 và sau đó".
Trên thực tế, trong khi các kỹ sư rốt cuộc có thể tìm ra cách đánh bại hệ thống theo dõi IRST sóng dài của máy bay tàng hình, những công nghệ như vậy sẽ phải tích hợp vào máy bay ngay từ đầu thiết kế. Không có vẻ như một loại thiết bị như vậy có thể trang bị sau, bởi vậy những máy bay tàng hình hiện nay dường như ngày càng dễ bị tổn thương, như Lầu Năm Góc nhận định.
Đỗ Quyên (Theo The National Interest)
F-22 Mỹ, Hàn quần thảo trong cuộc tập trận bị Triều Tiên phản đối
Hơn 100 chiến đấu cơ của Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục thao diễn các bài đối kháng trên không, tấn công mục tiêu mặt ... |
“Chim ăn thịt” Mỹ đổ bộ Hàn Quốc
Các máy bay chiến đấu F-22 Raptor (biệt danh “Chim ăn thịt”) của Mỹ đã đến Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận quân ... |
Mỹ có thể chào bán tiêm kích lai giữa F-22 và F-35 cho Nhật
Giải pháp do Washington đưa ra giúp Tokyo sở hữu loại tiêm kích có nhiều tính năng như F-22, mẫu phi cơ bị cấm xuất ... |