Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko mới đây đã cho biết dây chuyền sản xuất hàng loạt máy bay ném bom Tu-160M2 đã hoạt động trên quy mô đầy đủ.
Máy bay ném bom chiến lược nâng cấp Tu-160M2 là sản phẩm của Tổ hợp công nghiệp hàng không Kazan, đây là chiếc oanh tạc cơ đầu tiên được Nga sản xuất mới hoàn toàn từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo kỳ vọng, trong giai đoạn 2020 - 2021, Nhà máy Kazan sẽ sản xuất tới 50 chiếc Tu-160M2 để bàn giao cho Không quân Nga nhằm thay thế số máy bay cũ sắp hết hạn sử dụng và tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân.
Hiện tại Nga đã có 1 chiếc Tu-160M2 được tạo ra bằng cách hoán cải khung thân tồn dư từ thời Liên bang Xô Viết cộng với 1 chiếc Tu-160M2 vừa được Tổ hợp Kazan chế tạo mới hoàn toàn nói trên.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M2 trên dây chuyền lắp ráp
Trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga có một chi tiết cần lưu ý, đó là chỉ trong vòng 3 năm tới họ sẽ nhận đủ số máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M2 đủ cho nhu cầu sử dụng.
Vấn đề sau đó mới đáng quan tâm, việc đầu tư cả một dây chuyền mới chỉ để sản xuất có 50 chiếc Tu-160M2 - mặc dù số lượng trên khá nhiều nhưng vẫn bị coi là sự lãng phí khá lớn, cần có phương án mới để khấu hao hết giá trị máy móc.
Theo các chuyên gia, giải pháp mà Nga có thể tiến hành nhiều khả năng sẽ là chào bán cho Trung Quốc phiên bản xuất khẩu của Tu-160M2 với một số tính năng kỹ chiến thuật đã được giản lược để Bắc Kinh thay thế phi đội H-6 đã quá cao tuổi của mình.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 đầu tiên rời khỏi dây chuyền sản xuất của Tổ hợp công nghiệp hàng không Kazan
Hiện nay quan hệ hợp tác quốc phòng và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đang ở mức tốt đẹp chưa từng có, Moskva đã thực hiện chính sách xoay trục sang Bắc Kinh sau khi bị áp đặt các lệnh cấm vận của phương Tây.
Nga đã cho biết họ sẵn sàng bán cho Trung Quốc tất cả những vũ khí tốt nhất của mình, tiêu biểu ở đây chính là thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf và tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35SK.
Mặc dù vậy, do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh gần như chỉ còn mua vũ khí Nga về để làm mẫu đối chứng so sánh tính năng hay trang bị cho "quân xanh" luyện tập với "quân đỏ" sử dụng vũ khí nội địa. Chính vì vậy triển vọng xuất khẩu vũ khí thông thường của Nga sang Trung Quốc là cực thấp.
Trong tình cảnh này, nếu muốn tiếp tục bán vũ khí cho Trung Quốc thì có lẽ máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 là mặt hàng khả thi nhất, cần nhắc lại rằng trước đó Bắc Kinh đã hỏi mua Tu-22M3 nhưng Moskva không đồng ý vì thời điểm đó quan hệ giữa hai bên khác xa hiện nay.
Bán Tu-160M2 cho Trung Quốc vừa giúp thắt chặt quan hệ đồng minh Nga - Trung lại vừa có tác dụng giúp Nga thanh lý hết giá trị tài sản đầu tư, đây là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Trung Quốc quân sự hóa \'Vành đai, Con đường\' tại Pakistan? Trong khuôn khổ chương trình mà Bắc Kinh luôn khẳng định là hòa bình, Pakistan và Trung Quốc đang thúc đẩy các dự án liên ... |
Năng lực đối phó Trung Quốc của Nhật khi sở hữu siêu tiêm kích F-35 Khả năng tàng hình của F-35 có thể giúp Nhật mở rộng khu vực tác chiến, đối phó hệ thống phòng không hiện đại của ... |